Dây chè làm thông mạch duỗi gân, chữa phong thấp đau nhức

Kết quả: 4.0/5 - (2 phiếu)

Dây chè, Rau ráu, Đỏ ngọn - Vernonia andersoni C. B. Clarke, thuộc họ Cúc - Asteraceae. 

Mô tả Dây chè :

  • Dây leo, dài 10-12m; cành mảnh, có lông hung.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục tròn, dài 3,5-8cm, mặt trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới hơi có lông.
  • Cụm hoa là những chuỳ dài có lá. Đài hoa có cuống ngắn. Lá bắc xếp thành 5 dãy, hình bầu dục, có mũi tù. Mào lông màu hung đỏ, có lông bằng 
  • nhau. Tràng hình ống phình to ở bọng. Quả bế, có lông, 10 khía. 
  • Ra hoa tháng 6-7, kết quả tháng 7-8. 
  • Bộ phận dùng: Dây, rễ - Caulis et Radix Vernoniae. 
Dây chè làm  thông mạch  duỗi  gân,  chữa phong  thấp đau nhức
Dây chè làm  thông mạch  duỗi  gân,  chữa phong  thấp đau nhức

Nơi sống và  thu hái Dây chè :

  • Cây mọc ở các rừng  thưa khắp nước  ta  từ Ninh Bình cho  tới Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc. 
  • Thu hái dây, rễ quanh năm. Thân dây chặt về, thái ngắn, phơi khô. Rễ đào về, rửa sạch, phơi khô dùng. 
  • Thành phần hoá học: Rễ và cành cây chứa alcaloid là vernonin có độc. 
  • Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi chát; có tác dụng khu phong, giải biểu. 

Công  dụng,  chỉ  định  và  phối  hợp:

  • Chữa  cảm  phát  sốt  và  làm  thông mạch  duỗi  gân,  chữa phong  thấp đau nhức. Liều dùng 20-40g  sắc nước uống.
  • Dùng chữa  sốt  rét cơn,  lấy 160g  sắc nước, chia uống nhiều lần.
  • Dây chè cũng được nhân dân nấu uống như chè cây, và đặc biệt dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, uống cho thông huyết và thông sữa; sắc mỗi ngày 20-30g; nếu ít sữa thì có thể dùng liều lượng gấp đôi mà không hạn chế. 
  • Ở Trung Quốc (Hải Nam), rễ phơi khô hoặc thân dây sắc uống trị phong thấp đau nhức; bắp thịt ở lưng nhức mỏi, chân tay tê bại. 
  • Ghi chú: Vernonin có độc, nếu ăn nhầm có thể sinh đau bụng, ỉa chảy, đầu váng, mắt hoa, nói càn, nói bậy, tinh thần bất thường. Do vậy, cần sử dụng thận trọng.
 
Địa chỉ mua bán thảo dược khác tại tpchm
địa chỉ mua bán quả óc chó tại tphcm

Dây chè làm  thông mạch  duỗi  gân,  chữa phong  thấp đau nhức