Dây khố rách có tác dụng hành khí giảm đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm

Kết quả: 2.0/5 - (4 phiếu)

Dây khố rách, Mã đậu linh, Sơn dịch - Aristolochia tagala Cham. (A. roxburghiana (Klotzch), thuộc họ Nam mộc hương - Aristolochiaceae. 

Mô tả cây Dây khố rách :

  • Dây leo có khía rãnh. Thân già màu xám có vỏ nứt dọc.
  • Lá mọc so le, nhẵn, hình tim thuôn dài 12-27cm, rộng 7-8cm; cuống  lá dài 5-6cm.
  • Cụm hoa ở nách  lá; cuống chung dài 2,5-3cm. 
  • Bao hoa màu nâu tía, nghiêng hoặc cong, gốc phình hình cầu.
  • Tràng hoa có 2 môi, môi trên thuôn dài, môi dưới có hai thuỳ nhỏ. Nhị 6, có vòng lồi trên bao phấn.
  • Bầu dưới, còn mang 6 đầu nhuỵ.
  • Quả nang hình trứng, nứt ở đầu cuống; hạt dẹt, hình tam giác, mép có cánh. 
  • Mùa hoa quả tháng 3-6. 
  • Bộ phận dùng: Rễ và dây - Radix et Caulis Aristolochiae. 
Dây khố rách có tác dụng hành khí giảm  đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm
Dây khố rách có tác dụng hành khí giảm  đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm

Nơi  sống  và  thu  hái cây Dây khố rách :

  • Loài  của  Ấn  Độ,  Trung  Quốc,  Việt  Nam, Campuchia. Ở nước ta, thường gặp mọc hoang trên núi các tỉnh Lâm Đồng, An Giang. Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất là mùa thu. Đào rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. 
  • Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng hành khí giảm đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Dùng chữa bệnh trĩ lở sưng chảy máu, viêm đường tiết niệu sưng phù, đái buốt.
  • Dân gian thường dùng rễ làm thuốc chữa đau bụng, viêm loét dạ dày - ruột, viêm họng, trúng độc thức ăn và dùng trị mụn nhọt. Liều dùng 6-12g hay hơn, dạng  thuốc  sắc. Dùng  riêng hay phối hợp với Mộc  thông, Hoàng đằng, mỗi vị 10g, cùng sắc uống. 
  • Ở Trung Quốc (Vân Nam), rễ được dùng chữa viêm nhiễm đường tiết niệu, thuỷ thũng, phong thấp đau nhức khớp, loét dạ dày.
 
Có thể bạn sẽ cần
khổ qua rừng tphcm

Dây khố rách có tác dụng hành khí giảm  đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm