Đót làm chổi

Kết quả: 4.0/5 - (2 phiếu)

Đót làm chổi

Đót, Chít - Thysanolaena latifolia (Roxb. ex Hornem.) Honda (T.maxima O. Ktze), thuộc họ
Lúa - Poaceae.

Mô tả đót

Cỏ cao tới 3,5m hay hơn, giống sậy và lau. Thân to 5-8mm. Lá cứng, hình giáo rộng,
nhọn mũi, ôm lấy thân, có mép, hơi ráp, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Chuỳ hoa ở ngọn, mềm, lúc đầu
dựng đứng rồi mọc toả ra, dài 30-60cm, có nhánh mịn và rất nhiều. Bông nhỏ rất nhiều, hình dải thuôn,
dài 1-1,5mm. Quả thóc nhỏ thuôn, gần hình cầu, nằm trong những mày nhỏ cứng.

 

bán buôn kim tiền thảo  tại tphcm

Bộ phận dùng đót

Chồi lá và sâu thân - - Gemma Thysanolaenae et Brihaspa.

Đót làm chổi

Hình ảnh: đót

Nơi sống và thu hái đót

Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, thường gặp trên đất khô vùng núi, trong
các savan ven các rừng của nước ta từ 50m đến độ cao 2000m.

 

bán buôn nấm linh xanh rừng  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đót

Thân lá dùng để lợp nhà. Cụm hoa già làm chổi. Lá dùng
gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai. Ở miền Bắc nước
ta, có một loài bướm (Brihaspa atrostigmella thuộc họ Lepidop tera) đẻ trứng ở ngoài thân cây và các
con sâu nhộng chui vào lớn lên trong các chồi của cây Đót vào mùa đông. Người ta bắt những sâu này
để bán và làm thuốc. Nhộng có màu trắng vàng dài khoảng 35mm, có thể ăn sống với một ít rượu hoặc
xào với mỡ. Người ta dùng thay vị Đông trùng hạ thảo, có tính bồi dưỡng và bổ.

Ghi chú: Vị thuốc Đông trùng hạ thảo là một loài nấm có tên Cordyceps sinensis (Berk) Sace.,
thuộc họ Hypocreaceae. Nấm này mọc ký sinh trên sâu non của một loài sâu họ Cánh bướm. Nấm hút

chất bổ từ con sâu non nằm dưới đất trong mùa đông làm sâu chết và đến mùa hè, nấm phát triển khỏi
mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu con sâu. Vào tháng 6-7, người ta đào lấy tất cả xác sâu và
nấm mang về rửa sạch phơi hơi khô, phun rượu rồi phơi khô hẳn để dùng. Như vậy, vị thuốc gồm có
phần sâu non dài 2-3cm và quả thể của nấm dài 3-5cm, có khi hơn, tới 11cm, có gốc phình, đầu nhọn,
có thể đặc khi còn non hoặc rỗng khi già. Đông trùng hạ thảo thường xuất hiện trong các rừng ẩm ướt
của các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khương, Tây Tạng của Trung Quốc; chưa được ghi nhận có ở
nước ta. Dược điển của Trung Quốc ghi về tính vị, công năng và chủ trị của Đông trùng hạ thảo: Vị
ngọt, tính bình, có tác dụng bổ phế, ích thận; chỉ huyết hoá đàm, dùng chữa hư la

Đót làm chổi