Ỉa lỏng
các cây thuốc nam trị ỉa lỏng vô cùng hiệu quả
các cây thuốc nam trị ỉa lỏng vô cùng hiệu quả
Lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc...
Thông thường, dân gian hay sử dụng lá mơ lông để đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy và kiết lỵ.
- Chữa kiết lỵ
Lấy một nắm lá mơ tươi rửa sạch, thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà ta trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Nếu không có điều kiện nướng chín, có thể trộn lòng đỏ trứng với lá mơ thái nhuyễn và sử dụng biện pháp hấp cách thuỷ, đơn giản nhất là hấp trong nồi cơm. Ăn ngày 2-3 lần, ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi. Đối với trẻ em, có thể xay nhuyễn lá mơ dùng thay rau trong món bột hoặc cháo xay.
- Chữa tiêu chảy do nóng
- Đối với chứng tiêu chảy với các biểu hiện đi ngoài liên tục, mất nước, khát nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát nên dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
- Nếu không kiếm được nụ sim thì chỉ cần mỗi ngày dùng từ 10-15 lá mơ lông sắc nấu làm trà uống liên tục cũng có tác dụng hiệu quả. Sau khi triệu chứng tiêu chảy đã không còn, vẫn nên tiếp tục dùng lá mơ thêm 2-3 ngày nữa để ổn định tỳ vị, đồng thời chế độ ăn nên cắt giảm chất béo.
Cây thuốc rau sam
- Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:
- - Để phòng ngừa, hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
- - Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
- - Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g) giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày.
Cây ổi
Quả ổi là thứ trái cây giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hoá, có tác dụng hiệu quả với nhiều loại bệnh. Riêng đối với bệnh tiêu chảy, ổi có tác dụng làm se da, co mạch, giảm sự xuất tiết và kích thích ở màng ruột, làm dịu nhanh chóng các triệu chứng cấp của bệnh.
Để chữa tiêu chảy cấp, có thể sử dụng búp ổi hoặc lá ổi sắc lấy nước uống với nhiều cách khác nhau:
- - Cách 1: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- - Cách 2: Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- - Cách 3: Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
- - Cách 4: Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần.
Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
- Cách sử dụng như sau: cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá
Các loại tin khác:
- Địa chỉ mua bán câu kỷ tử tại tphcm
- Thu hải đường không cánh trị viêm nhánh khí quản mạn tính, ho do phổi nóng
- Thu hải đường Handel trị hầu họng sưng đau, thực tích, đòn ngã tổn thương
- Thục quỳ vàng trị đại tiện bị kết, tiểu tiện không lợi, thủy thũng
- Thục quỳ trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới