Chùm ngây kích thích tiêu hóa, trị sốt,sẩy thai, đau gan, đau khớp
Chùm ngây - Moringa oleifera Lam (M. pterygosperma Gaertn), thuộc họ Chùm ngây -
Moringaceae.
Mô tả chùm ngây
Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m. Lá kép thường lá ba lần lông
chim, có 6-9 đôi lá chét hình trứng mọc đối. Hoa trắng có cuống, hơi
giống hoa dâu, mọc thành chuỳ ở nách lá, có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả
nang treo, có 3 cạnh, dài 25-30cm, hoa gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh
dọc. Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, tròn, có 3 cạnh và 3 cánh màu
trắng dạng màng.
Cây ra hoa vào tháng 1-2.
Bộ phận dùng của chùm ngây
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Moringae.
Nơi sống và thu hái chùm ngây
Cây nguyên sản ở Ấn Độ, được trồng ở
nhiều nước nhiệt đới. Thường trồng ở các tỉnh phía nam nước ta từ Quảng Nam- Ðà Nẵng qua các tỉnh
Nam Trung Bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu hái các
bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hoá học chùm ngây
Vỏ rễ chứa gôm và 2 alcaloid là moringin và moringinin; moringin tương
đồng với benzylanin cùng có trong vỏ thân, trong vỏ thân còn có (- sitosterol. Toàn cây chứa một lacton
gọi là pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram + và gram - và cả vi
khuẩn ưa acid. Hoa chứa base vô định hình. Hạt chứa 33-38% một thứ dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng,
dùng ăn được và dùng trong hương liệu để định hướng một số hoa.
bồ hòn tphcm |
Tính vị, tác dụng của chùm ngây
Rễ có tính kích thích, chuyển máu, gây trung tiện, làm dễ tiêu hoá, trợ tim và
bổ tuần hoàn, làm dịu; có tác dụng tốt đối với thần kinh và gây sẩy thai cũng như vỏ cây. Quả có tác dụng
làm giảm đau; hoa kích thích và kích dục, hạt làm dịu cơn đau. Gôm từ thân cây chảy ra, màu trắng cũng
có tác dụng làm giảm đau nhức.
Hình ảnh: Chùm Ngây
Công dụng, chỉ định và phối hợp của chùm ngây
Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non
đều có thể dùng làm rau ăn nhưng phải nấu chín. Ở Lào, người ta cũng dùng các nhánh non có hoa và quả
xanh dùng nấu ăn như rau. Ở Campuchia, người ta dùng lá và quả vào việc nấu món somlo. Lá cây có
tính kích thích tiêu hoá và cây có tính lợi tiểu nên cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lậu. Rễ là một bộ
phận được sử dụng nhiều làm thuốc ở nhiều nước. Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong
các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu trong bệnh liệt và thấp
khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn, cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi
ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột, icteria và sự đầy hơi. Rễ và vỏ cây cũng dùng
gây sẩy thai. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt. Ở Campuchia, vỏ cây được dùng
làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thức uống chóng lại sức. Ở Thái Lan, vỏ thân được
dùng làm thuốc thông hơi. Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt.
Hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Gôm nhựa từ cây chảy ra, dùng
chữa đau răng; phối hợp với dầu vừng làm chế phẩm nhỏ tai trị bệnh đau tai.
Chùm ngây kích thích tiêu hóa, trị sốt,sẩy thai, đau gan, đau khớp
Các loại tin khác:
- Địa chỉ mua bán câu kỷ tử tại tphcm
- Thu hải đường không cánh trị viêm nhánh khí quản mạn tính, ho do phổi nóng
- Thu hải đường Handel trị hầu họng sưng đau, thực tích, đòn ngã tổn thương
- Thục quỳ vàng trị đại tiện bị kết, tiểu tiện không lợi, thủy thũng
- Thục quỳ trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới