Củ dong trị bệnh đường tiết niệu

Kết quả: 4.5/5 - (2 phiếu)

Củ dong trị bệnh đường tiết niệu

Củ dong, Hoàng tinh, Huỳnh tinh - Maranta arundinacea L., thuộc họ Củ dong - Marantaceae.

Mô tả củ dong

Cây thảo sống dai, có thân rễ hình trụ, nạc; các nhánh bên cũng nạc. Nhánh khí sinh
cao khoảng 1m. Lá ở dưới thu hẹp thành bẹ; các lá trên có cuống dài, hình xoan ngọn giáo, tròn, có
gốc không cân, nhọn ở đầu, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa màu trắng, xếp thành chuỳ ở ngọn gồm
những xim thưa. Quả hình trứng thuôn, dài 2cm.

Bộ phận dùng củ dong

Thân rễ - Rhizoma Marantae Arundinaceae.

Nơi sống và thu hái củ dong

Gốc ở Mêhicô, được trồng ở tất cả các nước nhiệt đới để lấy bột củ quen
thuộc với tên Arrow-root. Thân rễ thường có dạng chuỳ, dài 8-15cm, rộng 2-3cm, thịt màu trắng; phía
ngoài phủ vẩy vàng vàng, lợp lên nhau. Thu hái thân rễ quanh năm, thường dùng tươi hay chế bột.

Củ dong trị bệnh đường tiết niệu

Hình ảnh: củ dong

Thành phần hoá học củ dong

Thân rễ của cây trồng một năm cho chừng 16% tinh bột, nếu để lâu hàm
lượng tinh bột sẽ giảm. Người ta đã phân tích trong bột Củ dong có 0,45% protid, 0,10% lipid, 85,95%
hydrat carbon.

 

Nơi: phân phối củ khúc khắc  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp củ dong

Ta thường dùng củ luộc ăn hay chế bột làm thực phẩm
và dùng làm tá dược. Bột Củ dong rất mịn, dễ tiêu hoá nên được dùng làm thức ăn cho trẻ em
và người yếu mệt. Nó lại có tính làm dịu nên được dùng trị bệnh đường tiết niệu.