Đào lộn hột trị các nốt ruồi,các vết loét ghẻ khuyết

Kết quả: 4.0/5 - (3 phiếu)

Đào lộn hột trị các nốt ruồi,các vết loét ghẻ khuyết

Ðào lộn hột, Ðiều - Anacardium occidentale L., thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.

Mô tả đào lộn hột

Cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, có phiến lá hình trứng ngược, dai, nhẵn; cuống mập.
Cụm hoa là chùm ngù phân nhánh nhiền ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, điểm nâu đỏ. Quả
dạng quả hạch, hình thận cứng, nằm ở trên một cuống quả phình to hình quả lê (thường quen gọi là
quả), khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Hạt có vỏ mỏng, nhân hạt chứa dầu béo.
Cây có hoa tháng 12-3 và có quả tháng 3-6.

Bộ phận dùng đào lộn hột

Cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ - pedunculus, Fructus, Cortex, Folium et
Radix Anacardii Occidentalis.

Nơi sống và thu hái đào lộn hột

Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Ðông bắc Brazin), được nhập vào trồng ở
các tỉnh phía Nam nước ta.
Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi
hay phơi khô.

Đào lộn hột trị các nốt ruồi,các vết loét ghẻ khuyết

Hình ảnh: đào lộn hột

Thành phần hoá học  đào lộn hột

Cuống quả chứa nhiều vitamin và nhiều muối khoáng. Vỏ quả thực chứa
một chất nhựa dầu màu vàng trong đó có acid anacardic và một phenol là cardol; dịch vỏ quả còn chá
kajidin (acid ellagic). Hạt chứa dầu. Vỏ lụa của hạt chứa các chất béo, một lượng nhỏ cardol và acid
anacardic. Vỏ cây chứa tanin catechic. Chất gôm chiết từ cây chứa arabin, dextrin.

Tính vị, tác dụng đào lộn hột

Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải
khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ
quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn
da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có
thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.

 

mua xóa tam phân  ở đâu tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đào lộn hột

Cuống quả mà ta quen gọi là quả Ðiều, thường được dùng
ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau
nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng. Ở châu Phi, người ta dùng những cuống quả đã chín rải
quanh các hồ chứa nước, nơi có nhiều các loài muỗi anophen phát triển mạnh để tiêu diệt chúng. Quả
thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng
trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết. Hạt được dùng thay
hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và
uống trị cổ họng sưng đau. Chất gôm tiết ra từ cây dùng trị cùi. Lá non dùng làm thuốc an thần, gây
ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.
Cách dùng: Vỏ ngoài của quả thường được dùng dưới dạng cồn thuốc (1/10) uống trong với
liều 2-10 giọt để trục giun sán. Lá cây già phơi khô, dùng tán bột rắc. Lá non sắc uống, ngày dùng 20-
30 g. Vỏ cây dùng tươi sắc uống, ngày dùng 8-16g.