Đầu heo trị suy nhược, hen suyễn

Kết quả: 3.0/5 - (4 phiếu)

Đầu heo trị suy nhược, hen suyễn

Ðầu heo, Móng heo, Trám mao - Garuga pinnata Roxb, thuộc họ Trám - Burseraceae.

Mô tả đầu heo

Cây gỗ có kích thước trung bình hay lớn, có thể cao tới 20-35m, có lá rụng. Lá dài
25cm hay hơn, gồm 9-10 cặp lá chét dạng màng, dai, nhẵn nhiều hay ít, tròn ở gốc, tận cùng là một
mũi cứng, có răng ở mép lá, hay chỉ có răng ở phía ngọn. Hoa vàng xuất hiện trước lá, thành chuỳ đặc,
dài 15cm và hơn, có lông mềm. Quả hạch, hình cầu, màu vàng lục, có nhiều hạch hoá xương, chứa một
hột.
Có quả vào khoảng tháng 3.
Bộ phận dùng: Lá; mủ, vỏ thân - Folium, Latex et Cortex Garugae Pinnatae.

 

mua cây cỏ xước  ở đâu tại tphcm

Nơi sống và thu hái đầu heo

Loài phân bố ở Ấn Độ qua Việt Nam tới Philippin. Ở nước ta, cây Ðầu
heo mọc trong các rừng hỗn giao rụng lá ở các tỉnh miền Bắc từ Hoà Bình, Ninh Bình cho tới Khánh
Hoà, Ninh Thuận.

Thành phần hoá học đầu heo

Cây cho gôm nhựa màu vàng lục, trong suốt, có mùi vị của dầu thông,
khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra một khối nhầy dày.

Đầu heo trị suy nhược, hen suyễn

Hình ảnh: đầu heo

Tính vị, tác dụng

Hoa có mùi thơm của hạnh nhân đắng; nạc quả có vị chua, nhưng giúp tiêu
hoá. Vỏ thân vị chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá hủ sinh cơ.

 

mua bạch hoa xà thiệt thảo  chỗ nào tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đầu heo

Gỗ màu nâu xám hay vàng nhạt, mịn, dùng làm nhà, củi.
Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua. Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể
dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược. Mủ trộn với mật ong dùng chữa hen suyễn.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch của lá trộn với mật ong chữa hen suyễn và dịch của thân cho
vào mắt chữa đục màng kết.
Ở Trung Quốc, vỏ cây được dùng trị bỏng lửa, mụn nhọt thối rữa.

Đầu heo trị suy nhược, hen suyễn