Ma hoàng chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Ma hoàng chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn

Ma hoàng, Thảo ma hoàng - Ephedra sinica Stapf, thuộc họ Ma hoàng - Ephedraceae.

Mô tả ma hoàng

  • Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài 3-6cm, trên có rãnh dọc.
  • Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hoá thành vẩy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cứng.
  • Hoa đực, hoa cái khác cành.
  • Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi).
  • Quả thịt màu đỏ.
  • Hoa tháng 5-6, có hạt tháng 7-8.

Bộ phận dùng ma hoàng

  • Toàn cây - Herba Ephedrae, thường gọi là Ma hoàng.

Nơi sống và thu hái ma hoàng

  • Cây được nhập trồng thí nghiệm ở vườn thuốc Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái thân cây bó lại thành bó. Dùng thân, bỏ đốt. Cắt ngắn độ 2-3cm để dùng. Có thể tẩm mật hoặc tẩm giấm sao qua. Người ta còn dùng chiết hoạt chất.

Ma hoàng chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn

Hình ảnh: ma hoàng

Thành phần hoá học ma hoàng

  • Có l-ephedrine d-pseudoephedrine, lnorephedrine, ephedroxane, 2,3,5,6-tetraethylpyrezine.

 

bán buôn cây tơm trơng tại tphcm

Tính vị, tác dụng ma hoàng

  • Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù.

Công dụng ma hoàng

  • Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5-10g dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc:

1. Chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn: Ma hoàng 8g. Hạnh nhân 8g. Quế chi 6g, Cam thảo 4g, nước 600mg, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày.

2. Chữa viêm phế quản mạn tính, lao: Ma hoàng 5g, Bán hạ 2g. Tế tân 3g, Ngũ vị tử 1g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ghi chú: Những người biểu hư, ra mồ hôi nhiều và phổi nóng không nên dùng.