Màn màn tím trị chín mé, nhức đầu, sưng hạch, sưng vú
Màn màn tím, Màn ri tía, Màn ri tím - Cleome chelidonii L.f (Polanisia chelidonii (L.f) A. DC), thuộc họ Màn màn - Capparaceae.
Mô tả màn màn tím
- Cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ.
- Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá; 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài.
- Cây ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng màn màn tím
- Thân lá và rễ - Herba et Radix Cleomes.
Nơi sống và thu hái màn màn tím
- Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaixia, mọc hoang ở chỗ đất thấp, bãi trống,dọc đường đi. Thu hái cây quanh năm.
Hình ảnh: màn màn tím
Chi tiết: mua cây xương khỉ tại tphcm |
Tính vị, tác dụng màn màn tím
- Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp màn màn tím
- Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận.
- Ở Ấn Ðộ, rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc cây dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da.
Ðơn thuốc:
1. Ðau chín mé: Dùng cây lá Màn màn tím đẫm với một ít muối ăn đắp bó ngón tay vào buổi tối.
2. Nhức đầu: Cành lá Màn màn tím đâm nát đắp vào thái dương.
3. Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: Cành là Màn màn tím tươi giã đắp.