Mận rừng trị ghẻ, vày nến, eczema

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Mận rừng trị ghẻ, vày nến, eczema

Mận rừng, Táo rừng, vàng trầm, Bút mèo -Rhamnus crenatus Sieb. et Zucc var. cambodianusTard, thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.

Mô tả mận rừng

  • Cây nhỡ, cao 2-3m, cành non có lông tơ mềm, cành già thường có đốt và có lông thưa.
  • Lá thuôn hình trái xoan, màu lục đậm ở mặt trên, hơi khía răng tròn ở đầu, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống có khía rãnh. Hoa thành xim ở nách lá, mang 5-8 hoa. Ðài có 5 thuỳ, ngắn hơn ống đài nhiều; tràng 5, chia hai thuỳ ở đỉnh, nhẵn; nhị 5, đĩa mật mảnh; bầu tròn, 3 ô. Quả hình cầu, nạc, màu đỏ sau chuyển sang đen, mang đài tồn tại; hạt 3 màu đen bóng lồi ở mặt lưng.
  • Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.

Bộ phận dùng mận rừng

  • Rễ, vỏ rễ, quả, lá - Radix, Cortex Radicis, Fructus et Folium Rhamni Crenati.

Mận rừng trị ghẻ, vày nến, eczema

Hình ảnh: mận rừng

Nơi sống và thu hái mận rừng

  • Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô cất dành. Thu hái quả vào tháng 8.

 

Xem thêm: bán buôn quả bồ kết  tại tphcm

Tính vị, tác dụng mận rừng

  • Vị đắng, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, chống ngứa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp mận rừng

  • Dùng ngoài trị ghẻ ngứa, mụn rộp mọc vòng, hắc lào. vẩy nến. eczema mày đay, lở ngứa.
  • Liều dùng 6-12g vỏ rễ phơi khô giã nát hoặc dùng quả chà nát ngâm giấm hoặc rượu bôi hoặc dùng 50-100g lá tươi nấu nước tắm rửa. Dân gian ở Giang Tây (Trung Quốc) dùng nó trị mụn đinh. Dân gian Việt Nam cũng dùng lá nấu nước tắm chữa phong ngứa ngoài da. Cây có độc do đó không được dùng uống trong.

Ðơn thuốc:

1. Ghẻ: Vỏ rễ mận rừng 30g tán thành bột, hoà với mỡ lợn, cho vào vải mỏng hơ nóng trên lửa và đắp.

2. Vẩy nến: Vỏ rễ Mận rừng thái nhỏ ngâm trong giấm 3 ngày, lọc và dùng đắp ngày 3 lần, trong vòng một tháng.

3. Eczema: Rễ mận rừng 30g, quả Xuyên tiên 9g, lá bạch đàn đỏ 15g, nấu nước rửa.