Mò giấy dùng làm thuốc giảm đau, chữa ỉa chảy
Mò giấy dùng làm thuốc giảm đau, chữa ỉa chảy
Mò giấy, Mò gồ, Nhũ hương, Bời lời hoa thơm - Litsea monopetala (Roxb.) Pers., (L. polyantha Juss.), thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả mò giấy
- Cây gỗ cao 6m, có thể tới 12m, cánh có lông ngắn và sít nhau, màu xám hay hay nâu.
- Lá mọc so le, cách nhau cỡ 2cm, cuống 2cm, phiến lá dạng màng, hình bầu dục, thuôn và có kích thước rất thay đổi; mặt trên sáng bóng, mặt dưới màu nâu và có lông mịn. Hoa có lông màu trắng bạc, có cuống, hợp 4 cái một thành dạng tán trên một cuống chung cỡ 1cm ở nách lá. Hoa màu trắng.
- Quả mọng hình trái xoan, cao cỡ 1cm, màu đen, cuống quả có một cái đĩa phẳng ở đầu.
- Cây ra hoa tháng 2-5, có quả tháng 4-6.
Bộ phận dùng mò giấy
- Lá, rễ và vỏ cây – Folium, Radix et Cortex Litseae Monopetalae.
Hình ảnh: mò giấy
Nơi sống và thu hái mò giấy
- Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc, Việt Nam tới Inđônêxia, Malaixia.
- Ở nước ta, cây mọc từ Sơn La, Vĩnh Phú, Ninh Bình qua Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kontum, Ninh Thuận, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu tới An Giang. Thu hái lá và vỏ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Rễ thu hái về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Chi tiết: cung cấp cỏ mần trầu ở tphcm |
Thành phần hóa học mò giấy
- Hạt chứa 21,2-25% dầu béo và nhân hạt chứa tới 33% dầu; đó là một loại dầu chứa các glycerid của acid lauric. Lá khi đốt lên có mùi thơm tương tự như mùi quế.
- Tính vị, tác dụng mò giấy
- Lá vò ra có mùi giống như mùi quế. Vỏ cây chát, se, có tác dụng lợi tiêu hoá và kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp mò giấy
- Dân gian thường dùng lá giã ra hơ nóng đắp để làm giảm đau và dùng rễ sắc uống chữa ỉa chảy.
- Ở Ấn Ðộ, dầu hạt được sử dụng dưới dạng thuốc bôi trị thấp khớp. Vỏ cây hơ nóng dùng trị ỉa chảy và dùng tươi hoặc khô đắp trị bầm giập; vỏ cây tán bột dùng đắp vào những chỗ đau của cơ thể do bị đánh đập và vết thương bầm tím hoặc do lao động nặng; cũng thường dùng đắp, bó gãy xương cho động vật nuôi.