Thóc lép bướm trị đau dạ dày, sỏi bàng quang

Kết quả: 0.0/5 - (0 phiếu)

Thóc lép bướm, Cây mui - Desmodium laxiflorum DC., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả thóc lép bướm

Cây nửa bụi, cao 50-120cm, thân tươi nâu đo đỏ, có tơ nằm trắng trắng. Lá mang 3 lá chét hình trứng hay bầu dục, dài 5-17 cm, rộng 3-8,5cm, mặt trên ôliu đậm, mặt dưới xám, gân phụ 10 cặp; lá kèm 3-4 mm, như chỉ. Chùm hoa dài đến 28cm, bao bởi lá bắc nhọn lúc non; hoa màu tía dài 2- 3mm. Quả đậu thẳng hay hơi cong, dài 2-5,5cm, chia 4-12 đốt, dài 4-7cm, rộng 3mm, có lông mịn.

Ra hoa tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Desmodii Laxiflori.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin. Cây mọc ở vùng đồi núi từ Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình đến Kon Tum, Ðắc Lắc.

Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng tiêu thực, khư phong, trừ thấp, chỉ huyết.

Thóc lép bướm trị đau dạ dày, sỏi bàng quang

Công dụng, chỉ định và phối hợp thóc lép bướm

Ðồng bào Mường ở rừng Cúc phương gọi nó là Cây mui và dùng thân, lá nấu nước uống mát và bổ.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ được dùng trị rắn cắn, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, sỏi bàng quang, viêm da dị ứng.

Tham khảo: Cây kinh giới?