Bệnh ung thư có lây hay không?
Bệnh ung thư có lây hay không?
Ung thư có thể lây từ người sang người không? Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Các tế bào ung thư có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua con đường tiếp xúc với máu như hiến máu hoặc dùng chung kim tiêm, thậm chí từ mẹ sang thai nhi.
Một người khỏe mạnh không thể bị “lây nhiễm” ung thư từ một bệnh nhân ung thư khác. Không có bằng chứng rằng các quan hệ gần gũi như quan hệ tình dục, hôn hít, sờ mó, ăn chung, thở chung không khí có thể lây truyền ung thư từ một người này sang người khác.
Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp hy hữu, rất hiếm khi xảy ra, Tiến sĩ Ashley Ng đến từ khoa ung thư và huyết học - Viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall (Australia) giải đáp trước thắc mắc của nhiều người.
Hãy xem cây mật nhân chữa bệnh gì
“Trước đây các nhà khoa học từng tiến hành một nghiên cứu khá quy mô trên khoảng 12.000 bệnh nhân nhận máu từ những người hiến tặng có biểu hiện lâm sàng của ung thư. Kết quả cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ đáng kể nào được ghi nhận”, Ashley nói.
Bằng chứng này phù hợp với những gì chúng ta biết về cách thức phản ứng của hệ thống miễn dịch trước sự xâm nhập các yếu tố bên ngoài cơ thể. Trong trường hợp truyền máu, thông thường, nhóm máu (A, B, AB và O) giữa người cho và người nhận khi kết hợp với nhau sẽ khiến hệ miễn dịch của người nhận không thể phân biệt được tế bào máu đỏ từ ngoài vào. Nếu trong máu người cho có tế bào ung thư thì đây vô tình lại trở thành dấu hiệu giúp hệ miễn dịch nhận ra “vật thể lạ” và tiêu diệt chúng trước lúc kịp hòa nhập.
1. Mầm bệnh có thể lây lan
Dĩ nhiên, các mầm bệnh (chủ yếu là vi trùng và virus) có thể lây truyền từ người này sang người khác do quan hệ tình dục, sờ mó, ăn chung, hít thở không khí chung. Tuy nhiên mầm bệnh thường chỉ đem lại nguy cơ cho bệnh nhân ung thư, hơn là đối với người bình thường khoẻ mạnh. Điều này do bệnh nhân ung thư thường có hệ miễn dịch bị suy giảm đi, đặc biệt khi họ đang được hóa trị, và không còn khả năng chống đỡ tốt với nhiễm trùng.
2. Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sinh ung thư
- Một số mầm bệnh có thể đóng vai trò trong sự hình thành của một số loại ung thư. Điều này dẫn đến quan niệm sai lầm của một số người là “ung thư có thể lây truyền”.
- Chúng ta đã biết rằng một số loại ung thư thường gặp ở những người nhiễm một số virus nào đó.
Ví dụ:Một số type virus HPV (human papilloma virus) thường có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy virus HPV còn có thể liên quan đến một số ung thư ở vùng miệng, hầu họng, và vùng đầu cổ. Tuy nhiên hút thuốc lá, uống rượu, và một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư này.
Virus Epstein-Barr (EBV) liên quan đến ung thư ở vùng mũi hầu, lymphôm dạ dày, lymphôm Hodgkin, và lymphôm Burkitt.
Virus Viêm Gan B (HBV) và virus Viêm Gan C (HCV) gây viêm gan mạn, làm gia tăng nguy cơ ung thư gan (carcinôm tế bào gan).
Image
3. Đa số ung thư đều không liên quan đến mầm bệnh và nhiễm trùng
- Đa số ung thư đều không do nguyên nhân nhiễm trùng. Ung thư phát triển từ các thay đổi đột biến trong chuỗi DNA, dấu ấn di truyền trong mỗi tế bào của người bệnh. Các thay đổi này có thể hình thành do di truyền hoặc do mắc phải về sau này. Một số đột biến có thể không do nguyên nhân cụ thể nào, trong khi số khác lại do ảnh hưởng của những yếu tố từ môi trường, như ánh nắng mặt trời và khói thuốc lá…
- Một số virus tác động trực tiếp, gây đột biến trên DNA và có thể hình thành ung thư. Những mầm bệnh khác lại thúc đẩy hình thành ung thư gián tiếp bằng cách gây viêm mạn tính hoặc gây suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
4. Các nghiên cứu khoa học về nguyên nhân gây ung thư cho thấy không có lý do gì để xem ung thư là một bệnh lây nhiễm
- Nếu ung thư là một bệnh lây truyền thì chúng ta sẽ quan sát thấy được các vụ dịch về ung thư xảy ra như những dịch cúm chẳng hạn. Ung thư sẽ lan tràn giống các bệnh sởi, sốt bại liệt, hay bệnh cảm thông thường. Chúng ta sẽ quan sát thấy một tỷ lệ cao ung thư xảy ra trong gia đình, bè bạn của những bệnh nhân ung thư và trong đội ngũ nhân viên y tế, phản ánh sự phơi nhiễm với ung thư của họ. Trường hợp ở đây không như thế.
- Nếu ung thư xảy ra thường xuyên hơn ở một số gia đình thì không có nghĩa là các thành viên trong gia đình này đã lây lan cho nhau. Có thể có những nguyên nhân khác sau đây:
Các thành viên trong gia đình có chung những genes giống nhau.
Các thành viên trong gia đình có chung lối sống có hại cho sức khỏe (chế độ ăn, thuốc lá).
Các thành viên trong gia đình có thể cùng bị phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư.
Sự lây nhiễm trên có thể xảy ra bởi sự bất thường tồn tại trong thời kỳ mang thai, giai đoạn khi hệ miễn dịch của thai nhi vẫn chưa phát triển đầy đủ để có thể chịu đựng được các yếu tố đến từ ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này cũng rất khó vì nó đòi hỏi tế bào ung thư không những phải di chuyển khắp hệ tuần hoàn người mẹ mà còn phải vượt qua “hàng rào” vững chắc là phần nhau thai. Thông thường, trừ khi nhau thai gặp sự cố như chấn thương do tai nạn, còn phần lớn hệ tuần hoàn của thai nhi hoạt động riêng biệt với nguồn cung cấp máu từ mẹ.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn đưa ra khuyến cáo kể cả tỷ lệ lây nhiễm ở mức vô cùng thấp nhưng không phải là không có và vì thế, chúng ta vẫn nên lưu ý để tránh rơi vào số trường hợp ít ỏi đó.
Xem thêm cây thuốc an xoatrị viêm gan
Các loại tin khác:
- Địa chỉ mua bán câu kỷ tử tại tphcm
- Thu hải đường không cánh trị viêm nhánh khí quản mạn tính, ho do phổi nóng
- Thu hải đường Handel trị hầu họng sưng đau, thực tích, đòn ngã tổn thương
- Thục quỳ vàng trị đại tiện bị kết, tiểu tiện không lợi, thủy thũng
- Thục quỳ trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới