Thục quỳ trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới

Kết quả: 0.0/5 - (0 phiếu)

Thục quỳ - Althaea rosea (L.) Gav (Alcea rosea L.) thuộc họ Bông - Malvaceae.

Mô tả thục quỳ

Cây sống lưu niên, thân thẳng, có lông cao 2-3m. Lá mọc so le, dạng tim, chia thùy, rộng tới 30cm. Hoa có cuống ngắn, ở ngọn thân, to, rộng 10-12cm, trắng, hồng, đỏ, thường xếp từng đôi; lá đài 5-8 có lông trắng; đài cao 2-3cm, ống nhị ngắn, bầu 25-45 ở 1 noãn. Quả nằm trong đài, các

phần quả không mở.

Ra hoa tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Hoa, hạt, rễ, lá - Flos, Semen, Radix et Folium Althaeae Roseae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi ở vùng thấp và vùng cao. Có nhiều giống trồng với màu hoa khác nhau. Thu hái hoa vào mùa hè, phơi khô trong râm, dễ dùng. Hạt thu hái vào mùa hè, phơi khô. Rễ thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hóa học: Hạt chứa 11,9% dầu khô. Hoa chứa flavonoid là cyanidin.

Tính vị, tác dụng: Hoa có vị ngọt, mặn, tính hàn; có tác dụng lợi niệu nhuận táo, hoạt huyết điều kinh, tán ung thũng, giải độc. Hạt có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng lợi niệu thông lãm, thông đạt tiện; còn có tác dụng hạ nhiệt. Rễ có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ lỵ, bài nùng, lợi niệu.

Thục quỳ trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới

Có thể bạn quan tâm: Mua Bán Sỉ Và Lẻ Hoàng Đằng Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Ruột

Công dụng, chỉ định và phối hợp thục quỳ

Hoa được dùng trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ong và bò cạp đốt, bỏng lửa. Liều dùng hoa 12g, dạng thuốc sắc. Dùngngoài tuỳ lượng, tán bột rắc, đắp.

Hạt dùng trị Thủy thũng, đại tiểu tiện không thông suốt, sỏi niệu đạo. Rễ dùng trị dao chém, bỏng, lỵ; còn dùng chữa viêm ruột, cảm nhiễm niệu đạo, đái đỏ, viêm cổ tử cung, bạch đới. Ở Ấn Độ, hạt được dùng trị sốt, rễ dùng trị lỵ và hoa dùng trị thấp khớp.

Hoa lá dùng ngoài trị ung thũng sang dương, bỏng và cháy.