Đậu đỏ chữa bệnh lậu đái buốt, sưng chân, phù nhũng

Kết quả: 3.3/5 - (3 phiếu)

 

Đậu đỏ chữa bệnh lậu đái buốt, sưng chân, phù nhũng

Ðậu đỏ - Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd., Phaseolus -
angudaris (Willd.) W.F. Wight), thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả đậu đỏ

Cây thảo mọc hằng năm, đứng hay leo, cao 25-90cm; nhánh có cạnh, có lông dài. Lá
kép 3 lá chét, cuống 10-12cm, có lông, lá chét xoan, đầu tròn, có thuỳ, dài 5-10cm, rộng 2-5cm, có
lông, gân phụ 4-5 cặp, lá kèm thon, hình lọng, cao 8mm. Chùm ở nách lá,
dài 3-10cm, có 6-12 hoa; đài 5 răng ngắn; tràng vàng sáng cao 15mm, lườn
xoắn 360 độ. Quả hình trụ dài 6-12,5cm, rộng 0,5-0,7cm, chót nhọn; hạt 6-
14, to 5-7x4,5mm, hình trụ tới dạng tim, tròn 4 cạnh, màu nâu đỏ, rốn nổi
rõ.
Hoa tháng 6-7, quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng đậu đỏ

Hạt - Semen Phuseoli (Adzuki bean), thường gọi
là Xích tiểu đậu.

Đậu đỏ chữa bệnh lậu ddausi buốt, sưng chân, phù nhũng

Hình ảnh: đậu đỏ

Nơi sống và thu hái đậu đỏ

Gốc ở Nhật Bản, được trồng từ lâu tại Triều
Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Ðông Nam á cho tới tận
Hawai, Nam Hoa Kỳ, Angola, Zaia, Kenya, Thái Lan, Niu Zeland và Nam
Mỹ châu. Ở nước ta, cây cũng có trồng để lấy hạt (Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh).

 

phân phối bí kì nam  tại tphcm

 

Thành phần hoá học đậu đỏ

Hạt khô chứa nước 10,8%, protid 19,9%, lipid 0,5%, glucid 64,4% xơ
7,8%, tro 4,3%. Hạt còn chứa , - globulin, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung.

Công dụng, chỉ định và phối hợp đậu đỏ 

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay,
vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày - ruột, tả, lỵ. Liều dùng 20-40g, dạng
thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát đắp hoặc tán bột trộn giấm đắp, không kể liều lượng.
Ðơn thuốc:
1. Chữa bệnh lậu đái buốt ra máu: Ðậu đỏ 30g, sao qua tán nhỏ, chia uống mỗi lần 7-8g, với 1
củ hành nướng qua, nghiền với rượu.
2. Chữa trẻ chậm biết nói 5 tuổi mà chưa nói được: Ðậu đỏ, tán nhỏ hoà với rượu bôi vào dưới
lưỡi hàng ngày.
3. Chữa thấp nhiệt sinh lở và sưng chân: Ðậu đỏ 20, Núc nắc, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Bồ
công anh, Ðơn đỏ, đều 12g, sắc uống.
4. Chữa đơn độc, mụn nhọt mới phát, sưng nóng đỏ đau: Bột Ðậu đỏ sú với nước đắp, thay
hàng ngày.
5. Chữ phù thũng, da căng, táo bón, khát nước: Ðậu đỏ 30g, Cỏ may (cả rễ) 30g, Cà gai (cả
quả chín đỏ to bằng hạt ngô) 30g, dây Bòng bong 30g; các vị cắt nhỏ sao qua; đổ nước ngập thuốc, sắc
lấy 250ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.