Đuôi công hoa trắng trị đau dạ dày, bệnh ngoài da,bong gân

Kết quả: 2.3/5 - (3 phiếu)

Đuôi công hoa trắng trị đau dạ dày, bệnh ngoài da,bong gân

Đuôi công hoa trắng, Bạch hoa xà, Cây lá đinh - Plumbago zeylanica, L, thuộc họ Đuôi công -
Plumbaginaceae.

Mô tả đuôi công hoa trắng

Cây sống dai cao 0,3-0,6m, có gốc dạng thân rễ, với thân sù sì, bóng láng. Lá mọc so
le, hình trái xoan, hơi có tai và ôm thân, nguyên, nhẵn, nhưng trăng trắng ở mặt dưới. Hoa màu trắng,
thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài.
Cây ra hoa quả gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 5-6.

Bộ phận dùng đuôi công hoa trắng

Rễ, lá - Radix et Folium Plumbaginis.

Nơi sống và thu hái đuôi công hoa trắng

Cây mọc tự nhiên ở Ấn Độ và Malaixia, nhưng
thuần hoá và thường trồng trong tất cả các xứ nhiệt đới, nhất là ở Java
(Inđônêxia). Ởnước ta, cây cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình;
trồng bằng cành ở nơi ẩm mát. Thu hái rễ, lá quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch,
cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần. Lá thường được dùng tươi.

 

cung cấp rễ cỏ tranh  ở tphcm

Thành phần hoá học đuôi công hoa trắng

Trong cây có chất oxymethyl-naphto-quinon
chính là plumbagin hay plumbagon. Chất này ức chế sự sinh trưởng của vi
khuẩn gram+ (Staphylococcus, Streptococcus và Pneumococcus).

Đuôi công hoa trắng trị đau dạ dày, bệnh ngoài da,bong gân
Hình ảnh: đuôi công hoa trắng

 

Tính vị, tác dụng đuôi công hoa trắng

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn. Lá cay, có độc. Có tác dụng khu phong trừ
thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt. Plumbagin là một tác nhân làm
viêm tấy và sát trùng tốt; nó kích thích mô cơ với liều thấp và làm tê liệt với liều cao, gây co thắt mô
cơ của quả tim, ruột và giun ký sinh, kích thích sự tiết mồ hôi, nước tiểu và mật, còn có tác dụng kích
thích đối với hệ thần kinh.

 

cung cấp tỏi đen  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đuôi công hoa trắng

Ở Trung Quốc, thường dùng trị 1. Phong thấp đau nhức
xương, da thịt thâm tím

2. Đau dạ dày, gan lách sưng phù

3. Bệnh ngoài da (hecpet mọc vòng), nhọt
mủ, bong gân. Dùng rễ 10-15g đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống hoặc lấy rễ ngâm rượu xoa bóp.
Dùng lá giã ra đắp vào phần da nhưng không nên kéo dài quá 30 phút vì dùng lâu thì da bị kích ứng,
lên mụn bỏng. Ta thường dùng một miếng giấy bản làm đệm hay lấy vải gạc lót để da đỡ bị phồng. Lá
dùng đắp làm tiêu sưng mụn nhọt, lại có thể dùng trị rắn cắn và giã vắt nước bôi ghẻ ngứa. Kinh

cũng dùng chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, các bệnh về cơ quan tiết niệu và làm thuốc gây
sẩy thai. Để chữa các bệnh ngoài da, người ta lấy lá và rễ giã ra trộn lẫn với bột gạo làm thuốc đắp. Để
trị nhức đầu, chỉ cần dùng một lượng nhỏ thuốc đắp vào phía sau tai sẽ làm giảm đau. Ở Philippin,
nước sắc rễ dùng trị ghẻ.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị các bệnh ngoài da, ỉa chảy, khó tiêu, bệnh trĩ,
phù toàn thân, làm thành bột đắp với giấm, sữa hay muối và nước dùng đắp ngoài trị phong hủi và
những bệnh ngoài da khác. Cồn thuốc của rễ cây có khả năng làm ra mồ hôi. Dịch sữa của cây dùng
đắp trị ghẻ và mụn loét.

Ghi chú: Không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bị bỏng rộp, dùng acid boric để rửa chỗ da bị
tổn thương