Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư bàng quang?

Kết quả: 4.5/5 - (1455 phiếu)

Hình ảnh tế bào ung thư bàng quang


Vừa tiểu ra máu đã bị chẩn đoán ung thư

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư bàng quang thường xuất hiện ở người nhiều tuổi, tuy nhiên gần đây các bác sĩ ung bướu đã ghi nhận thêm nhiều trường hợp tuổi trẻ đã bị ung thư bàng quang.

Trường hợp của anh Vũ Đức H. 32 tuổi trú tại Cầu Giấy, Hà Nội là điển hình. Anh H. kể, cách đây gần 1 tháng, anh phát hiện đi tiểu có ít máu ngoài ra không có triệu chứng nào khác, không đau, sinh hoạt vẫn bình thường. 

Anh H. chủ quan không để ý một phần vì công việc bận, ngại đi khám. Đến vài ngày sau, đi tiểu càng nhiều máu hơn và máu tươi, anh H. mới tìm đến bác sĩ khám.

xem thêm : cay an xoa tri benh gi ?

Khi siêu âm bác sĩ phát hiện ở bàng quang của anh có một khối u nên chẩn đoán u bàng quang và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt u. Cắt u và sinh thiết kết quả bất ngờ với anh H và cả nhà đó là khối u ác tính. 

Bác sĩ chỉ định thêm xục hóa chất và các biện pháp can thiệp khác. Anh H. vô cùng lo lắng bởi vì bệnh có thể tái phát đi tái phát lại bất cứ lúc nào.

Trường hợp của anh H. không phải là hiếm, PGS Hoàng Công Đắc - BVĐK Medlatec cho biết ông cũng gặp nhiều trường hợp trẻ đã bị ung thư bàng quang. Điển hình trường hợp anh Trần Đức Ph. 38 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ cũng bị đi tiểu ra máu. 

Anh Ph. mua kháng sinh về uống và kết quả gần 1 tháng sau anh mới xuống bệnh viện khám vì triệu chứng tiểu nhiều, nước tiểu có máu màu lợt lợt. Lúc này, siêu âm bàng quang khối u kích thước 3 - 4 cm.

Bác sĩ đã phải làm phẫu thuật cắt bỏ hết toàn bộ khối u và anh đang được điều trị duy trì bằng sục hóa chất và xạ trị.

Căn bệnh không trừ ai

 

The PGS Hoàng Công Đắc bệnh ung thư bàng quang là căn bệnh ung thư nguy hiểm xảy ra cả ở nam và nữ, bệnh không trừ một ai. PGS Đắc cho biết cũng giống như các bệnh khác bệnh ung thư bàng quang có thời gian tiến triển âm thầm và không có triệu chứng nào điển hình chỉ khi nào bệnh nhân đi tiểu ra máu đến bệnh viện kiểm tra mới phát hiện ra ung thư. 

PGS Đắc cho biết một số bệnh ung thư xét nghiệm máu có thể tìm mầm mống được nhưng với ung thư bàng quang có thử máu cũng không tìm thấy vì tế bào ác tính không “thải” ra máu.

PGS Đắc cho biết nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác là vì sao. Nhưng những người có tiền sử hút thuốc lá, viêm bàng quang mãn tính thì nguy cơ ung thư cao hơn. Tỷ lệ ung thư bằng quang ở cả nam và nữ nhưng ở nam cao hơn.

Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư bàng quang hữu hiệu nhất vẫn là phẫu thuật, PGS Đắc cho biết nếu khối u chưa xâm lấn bác sĩ sẽ phẫu thuật nội khoa cắt bỏ khối u, trường hợp u xâm lấn sẽ phải cắt bỏ bàng quang bán phần.

Đa số bệnh nhân phát hiện đi tiểu ra máu đến kiểm tra thì khối u còn ở dạng khu trú nên bác sĩ thực hiện cắt khối u và tiến hành xục bàng quang bằng hóa chất, xạ trị và thực hiện theo chu kỳ để tránh tái phát bởi vì, theo PGS Đắc khi phẫu thuật cắt bỏ khối u chúng ta mới chỉ thực hiện cắt phần nổi, rễ của khối u vẫn còn nên nguy cơ nó mọc lại rất cao.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư bằng quang bắt buộc phải thường xuyên siêu âm để theo dõi có bị mọc lại khối u không. Ngoài ra, bệnh nhân phải uống thật nhiều nước, thường xuyên theo dõi nước tiểu của mình để phát hiện nước tiểu đục, có máu là phải đi kiểm tra ngay. Đối với bệnh ung thư bàng quang, bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên 5 năm hiện nay là 70 %.

tìm hiểu về : thuoc cay an xoa điều trị viêm gan b

Để phòng bệnh, PGS Đắc cho biết bệnh nhân nên tránh xa thuốc lá bởi vì các chất độc của thuốc lá khi được thải ra ngoài qua đường nước tiểu có thể tích tụ lại ở lớp lót bàng quang và các chất độc sinh ung này lâu ngày có thể gây ung thư. Ngoài ra, cần tránh xa môi trường có hóa chất độc hại, ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn nhiều rau xanh.

Theo Ph.Thúy - Infone

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư bàng quang?