Ba gạc Châu đốc giúp trị cao huyết áp và kiết lỵ

Kết quả: 2.4/5 - (5 phiếu)

Ba  gạc Châu đốc,  cây Phao  lưới  - Rauvolfiae chaudocensis Pierre  ex Pit,  thuộc họ Trúc đào  -Apocynaceae. 
Mô tả: Cây gỗ to, đường kính 50-60cm, cao tới trên 10m. Cành non màu lục nhạt hình 4 cạnh, cành bánh tẻ có nhiều nốt sần. Lá thường mọc vòng 4; phiếu lá dài 17-20cm, rộng 1-2cm, mép nguyên, đầu lá vuốt nhọn, phiến lá kéo dài men theo cuống lá. Cụm hoa dạng xim tán. Hoa nhỏ. Ðài gồm 5 lá đài màu lục nhạt, cao 1mm. Tràng gồm 5 cánh hoa màu trắng dính thành ống dài 3mm, phình to ở giữa, họng tràng có nhiều  lông. Nhị 5 đính  trên ống  tràng, bao phấn nhọn. Nhuỵ có vòi dài hơn 1mm, đầu xẻ đôi. Bầu hai ngăn. Ðĩa mật cao gấp 2  lần bầu, xẻ thành những  tua nhỏ đến 1/2 chiều cao của vành đĩa. Quả hạch tròn, đường kính 1cm, có hai hạt. 
Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ rễ - Cortex et Cortex Radicis Rauvolfiae. 
Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của miền Nam Việt Nam thường mọc ở những vùng rừng và xavan cây bụi. Có thể thu hoạch vỏ thân và vỏ rễ quanh năm. 
Thành phần hoá học: Người ta đã phân tích được 14 alcaloid thuộc 3 nhóm, có reserpin, ajmalin, serpentin (có hàm lượng lớn hơn). Ở vỏ rễ có hàm lượng 2,39% alcaloid toàn phần và ở vỏ thân 1,75% alcaloid. 
Tính vị,  tác dụng: Cũng như  các  loài Ba gạc khác, vỏ  rễ  có vị đắng  tính hàn. Reserpin  có  tác dụng hạ huyết áp,  làm  tim đập chậm, có tác dụng an  thần, gây ngủ, và còn có  tác dụng kháng  sinh, sát trùng. 
Ba  gạc Châu đốc giúp trị cao huyết áp và kiết lỵ hay
Hình ảnh cây ba gạc châu đốc

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Vỏ rễ sắc nước uống trị cao huyết áp và lỵ. Rễ sắc nước đặc pha thêm muối để tắm ghẻ và bệnh ngoài da, nhất là bệnh nấm, mẩn ngứa khắp người.  
Lá tươi giã đắp chữa mụn nhọt.

Ba  gạc Châu đốc giúp trị cao huyết áp và kiết lỵ hay