Chân rết trị băng huyết, động thai, sai khớp

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Chân rết, Tràng pháo, Cơm lênh - Pothos repens (Lour.) Druc, thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả Chân Rết

Cây thảo mảnh, leo dài 5-20m. Lá có phiến hình đầu hẹp, thuôn và có mũi ngắn; cuống
hình dải thuôn, gân hình tim ngược ở đỉnh, dài gấp ba lần phiến. Cụm hoa ở nách hay đỉnh cành, rất dài
(15-20cm) có 4-5 vẩy hình dải, lợp lên nhau. Mo hình dải, có mũi. Trục cụm hoa nạc, mang nhiều hoa;
bao hoa có 6 mảnh; nhị 6. Quả mọng hình trái xoan, khi chín có màu đỏ.
Ra hoa quả vào tháng 5.

Bộ phận dùng Chân Rết

Toàn cây - Herba Pothoris.

Chân rết trị băng huyết, động thai, sai khớp

Hình ảnh: Chân Rết

Nơi sống và thu hái chân rết

Loài phân bổ ở Nam trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc
bám trên đá và các cây gỗ lớn, nhiều khi tạo thành búi; phổ biến ở các tỉnh phía Bắc tới Thừa Thiên-Huế.
Khi dùng lấy toàn cây rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng Chân Rết

Vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, cầm máu, dãn khớp.

 

bán buôn lá lốt  tại tphcm ở hcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp Chân Rết

Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt
sau chấn thương, sai khớp. Liều dùng 15-25g. Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa.
Đơn thuốc:
1. Băng huyết, động thai, dùng 100g dây lá Chân rết sao, sắc với 300ml nước, còn 100ml, uống
hàng ngày.
2. Đau màng óc, lấy lá tươi giã nát lấy nước uống, bã đắp.
3. Co thắt sau chấn thương, dùng 15g dây lá khô, nấu với gân lợn lấy nước uống.