Chanh Trường trị ho, sốt rét, ỉa chảy, đau bụng

Kết quả: 3.5/5 - (2 phiếu)

Chanh trường, Cà xoắn - Solanum spirale Roxb., thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả Chanh Trường

Cây nhỏ, cao 2-3m, thân nhẵn bóng. Lá mọc so le, phiến lá thon ngược, to 15 x 5mm, đầu
tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, mép uốn lượn, mỏng, không lông; gân phụ 7-8 cặp; cuống 1-1,5cm. Chùm
hoa ngoài nách lá; cuống hoa dài 1,5cm; đài nhỏ, tràng trắng cao 5-6mm; nhị 5, vàng. Quả mọng tròn,
hồng, khi chín màu đỏ, to 7-8mm, hạt dẹp, to 2-3mm.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 10-2.

Bộ phận dùng Chanh Trường

Toàn cây - Herba Solani Spiralis.

phân phối dây khổ qua rừng  tại tphcm ở đâu?

Nơi sống và thu hái Chanh Kiên 

Cây mọc hoang và được trồng ở miền núi, có ở Hoà Bình (Kỳ Sơn) và cũng
gặp ở Khánh Hoà. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Còn phân bố ở Lào, Ấn Độ, Trung Quốc. Lá và rễ thu
hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Chanh Trường trị ho, sốt rét, ỉa chảy, đau bụng

Hình ảnh : Chanh Trường

Thành phần hoá học của Chanh Trường

Rễ giàu các chất có alcaloid; vỏ cây và lõi rễ chứa các alcaloid glucosidic.

Tính vị, tác dụng của Chanh Trường

Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp kiện tỳ, lợi niệu,
trừ ho, tiệt sốt rét. Rễ gây mê và lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp của Chanh Trường

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho,
viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ, viêm bàng quang, phong thấp,
đòn ngã, mụn nhọt lở ngứa. Quả ăn được và dùng làm gia vị. Lá dùng chữa đau bụng kinh niên, đau quặn,
chướng bụng, phù thũng, liều dùng 10-20g, dạng thuốc sắc. Rễ dùng chữa kinh nguyệt không đều. Liều
dùng 6-12g, sắc nước uống.

Chanh Trường trị ho, sốt rét, ỉa chảy, đau bụng