Cỏ dùi trống trị viêm giác mạc

Kết quả: 3.5/5 - (2 phiếu)

Cỏ dùi trống, Cốc tinh thảo - Eriocaulon sexangulare L, thuộc họ Cỏ dùi trống- Eriocaulonaceae.

Mô tả cỏ dùi trống

Cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn, có nhiều gân,
có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-55cm. Ðầu hoa hình trứng hay hình
trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày, các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa
mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen.
Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng cỏ dùi trống

Ðầu hoa - Flos Eriocauli, thường gọi là Cốc tinh thảo.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc
Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng.

Cỏ dùi trống trị viêm giác mạc

Hình ảnh:Cỏ dùi trống

Tính vị, tác dụng của dùi trống

Vị the, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát
trùng.

 

Xem: mua nấm linh xanh rừng  ở đâu tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cỏ dùi trống

Chữa đau mắt do phong nhiệt (viêm kết mạc, màng mộng),
nhức đầu, đau răng, đau cổ họng, thông tiểu và trị ghẻ lở. Ngày dùng 12-16g dạng thuốc bột hay thuốc
sắc.
Ðơn thuốc:
1. Viêm giác mạc: Cốc tinh thảo 16g, Phòng phong 16g, tán nhỏ; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.
2. Thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 8g, Ðịa long (Giun đất) 1g, Nhũ hương 4g. Các vị tán nhỏ, mỗi
lần 4g, đốt, xông khói vào lỗ mũi.
Ghi chú: Ở Trung Quốc, người ta thường dùng các loài Cốc tinh thảo khác - Eriocaulon
buergerlanum Koern và E. sieboldianum Sieb, et Zucc. Ở nước ta, loài Cỏ dùi trống nam - Ericocaulon
australe R. Br cũng có thể dùng.