cỏ roi ngựa trị sốt rét, cảm lạnh, vàng da, cổ trướng

Kết quả: 3.5/5 - (2 phiếu)

cỏ roi ngựa trị sốt rét, cảm lạnh, vàng da, cổ trướng

Cỏ roi ngựa - Verbena officinalis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả cỏ roi ngựa

Cây thảo sống dai, mọc thành bụi cao 30-70cm. Thân vuông. Lá mọc đối, dài 2-8cm,
rộng 1-4cm, chia thùy hình lông chim, có răng, cuống lá rất ngắn hoặc không có. Hoa mọc thành chùy

ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá bắc có mũi nhọn; hoa nhỏ không cuống, màu lam; đài 5 răng, có
lông; tràng có ống hình trụ, uốn cong, có lông ở họng, có 5 thùy nhỏ trải ra; nhị 4, bầu 4 ô. Quả nang
có 4 nhân. Hạt không có nội nhũ.
Ra hoa từ mùa xuân tới mùa thu.

Bộ phận dùng cỏ roi ngựa

Toàn cây - Herba Verbenae, thường gọi là Mã tiên
thảo.

Nơi sống và thu hái cỏ roi ngựa

Loài phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ven đường ở gần rừng hay làng bản vùng
núi từ Lạng Sơn, Bắc Thái vào tới Lâm Ðồng. Thu hái toàn cây lúc đang
có hoa, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học cỏ roi ngựa

Có glucosid là verbenalin và verbenin. Thân
và rễ chứa stachyose. Cây có hoa chứa acid ascorbic với tỷ lệ 20mg%
trọng lượng tươi.

Tính vị, tác dụng cỏ roi ngựa 

Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải
độc, lợi thủy tiêu phù, hoạt huyết tán ứ, trừ sốt rét.

cỏ roi ngựa trị sốt rét, cảm lạnh, vàng da, cổ trướng

Hình ảnh: cỏ roi ngựa

Công dụng, chỉ định và phối hợp cỏ roi ngựa

Ðược dùng trị:

1. Sốt rét, giun
chỉ, bệnh sán máng;

2. Cảm lạnh và sốt, viêm họng, ho gà;

3. Viêm dạ dày ruột cấp, lỵ amíp;

4. Viêm
gan, vàng da, cổ trướng;

5. Viêm thận, phù thũng, viêm nhiễm đường tiết niệu, loét bìu; 6. Bế kinh,
kinh nguyệt khó khăn, làm cho mau đẻ. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn
thương và viêm mủ da; lấy cây tươi giã đắp và nấu nước rửa, tắm.

 

mua cây cần sen  hcm