cỏ tháp bút yếu trị viêm ruột ỉa chảy, viêm giác mạc cấp, đau mắt

Kết quả: 3.7/5 - (3 phiếu)

Cỏ tháp bút yếu, Mộc tặc yếu - Equisetum ramosissimum Desf. Ssp. debile (Vauch.) Hanke
(E. debile Roxb. ex Vauch.), thuộc họ Cỏ tháp bút - Equisetaceae.

Mô tả cỏ tháp bút yếu

Cây thảo có thân rễ dài nằm dưới đất, thân cao đến 1m rộng 5-10mm, màu lục có 3-6
cành, phân thành từng lóng dễ gãy ở mắt, Lá thành vòng ôm thân, có 6-30 răng thấp, màu sậm. Bông
bào tử xoan tròn dài ở ngọn, chót có mũi nhọn ngắn; vẩy mang túi bào tử hình khiên; bào tử hình cầu
có 4 sợi đàn hồi.
Mùa sinh sản: tháng 10-12.

Bộ phận dùng cỏ tháp bút yếu

Toàn cây - Herba Equiseti Ramosissimi.

Nơi sống và thu hái cỏ tháp bút yếu

Cây mọc hoang ở ven suối và các bãi cát ẩm dọc sông ở vùng núi, từ Lào
Cai tới Gia Lai, Ðắc Lắc, Lâm Ðồng. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất vào tháng 4-5, rửa sạch rồi
phơi khô.

Thành phần hoá học cỏ tháp bút yếu

Trong cây có hợp chất flavon.

Tính vị, tác dụng cỏ tháp bút yếu

Vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng khu phong thanh nhiệt, trừ thấp, lợi
tiểu, tiêu sưng mắt.

cỏ tháp bút yếu trị viêm ruột ỉa chảy, viêm giác mạc cấp, đau mắt

Hình ảnh: cỏ tháp bút

mua quả óc chó  chỗ nào tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp cỏ tháp bút yếu

Dùng chữa: 1. Viêm màng tiếp hợp cấp, mắt đỏ sưng đau;
2. Lỵ, viêm ruột ỉa chảy; bệnh về gan; 3. Sỏi niệu đạo; 4. Rong kinh. Liều dùng 3-9g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
1. Chữa viêm giác mạc cấp, đau mắt: Cỏ tháp bút, Mào gà (hạt), Cúc hoa, Xác ve sầu, mỗi vị
10g sắc uống.
2. Chữa ỉa chảy ra máu không ngớt: Cỏ tháp bút 20g sao sắc uống vào lúc đói.
3. Chữa băng huyết, rong huyết kéo dài hoặc đã mãn kinh mà còn rong huyết không dứt: dùng
Cỏ tháp bút sao 20g sắc uống.
4. Chữa viêm gan, bệnh về gan: Cỏ tháp bút 30g sắc uống như nước trà.
5. Chữa mắt đau lâu ngày, bị màng che cùng mọi chứng bệnh mắt: Cỏ tháp bút, Cỏ dùi trống,
Hạt muồng ngủ sao, Tật lê, Xác rắn, Sinh địa, Cúc hoa. Hạt mào gà đều bằng nhau 10g, sắc uống.
Ghi chú: Loài Cỏ tháp bút bông tù (Mộc tặc trải) - Equisetum diffusum Don, có bẹ không ôm
sát thân, cành nhiều mọc đứng, bông hình thuôn dài hay hình trụ tròn đầu, có cuống ngắn thường gặp ở
vùng núi cao ẩm miền Bắc Việt Nam (Sapa), cũng có cùng công dụng.