Cóc kèn trị ho và kết lỵ, đau răng, bạch đới hạ

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Cóc kèn, Cóc kèn nước - Derris trifoliata Lour., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả cóc kèn

Dây leo mọc cao. Lá kép, thường có 3-5 (ít khi 7) lá chét xoan dài 5-10cm, rộng 2-4cm,
chóp nhọn, gốc trơn, không lông. Hoa mọc thành chùm đứng ở nách lá. Hoa trắng, ửng hồng, dài
12mm, đài hoa trăng trắng. Quả tròn 3-4cm, xám rồi vàng, chứa 1 hạt màu vàng hung.
Ra hoa vào tháng 8.

Bộ phận dùng của cóc kèn

Dây, lá, hạt, rễ - Caulis, Folium, Semen et Radix Derris Trifoliatae.
Nơi sống và thu hái: Loài của miền Malaixia - Châu Ðại Dương, mọc hoang dọc theo các sông
rạch ở các nơi có nước mặn. Thu hái dây lá, rễ, hạt quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch thái mỏng, phơi khô
xay thành bột.

Thành phần hoá học của cóc kèn

Rễ cây chứa alcaloid và glucosid. Trong rễ có tới 0,47% rotenon, từ 1,2 đến
1,9% một chất ether hoà tan.

 

bán buôn kim tiền thảo  tại tphcm

Tính vị, tác dụng cóc kèn

Cây có vị mặn chát, có tác dụng tiêu đờm trừ thũng, kháng sinh sát trùng. Lá
có tác dụng cầm máu, lợi tiểu. Rễ có độc, dùng giảm đau, sát trùng.

Cóc kèn trị ho và kết lỵ, đau răng, bạch đới hạ

Hình ảnh:Cóc kèn

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cóc kèn

Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng
sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ. Quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và
làm thuốc diệt ruồi.
Cách dùng: Thường dùng dây sắc uống. Lá dùng ngoài giã đắp. Quả tán bột chữa đau răng, sắc
uống thì chữa bạch đới hạ. Bột rễ rang nóng tẩm rượu bọc vùng đau nhức của vết thương trầy sứt không
chảy máu. Bột rễ trộn với nước cơm dùng diệt ruồi muỗi. Nhân dân dùng lá phơi khô đặt trong các chum
vại và mảng trữ thóc để trừ mọt.

Cóc kèn trị ho và kết lỵ, đau răng, bạch đới hạ