Cù đèn trị đau lưng, nhức xương thấp,cảm mạo, đau bụng

Kết quả: 4.0/5 - (4 phiếu)

Cù đèn trị đau lưng, nhức xương thấp,cảm mạo, đau bụng

Cù đèn - Croton oblongifolius Roxb., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả cây cù đèn

Cây nhỡ cao 3-4m, có nhánh to, vặn, sần sùi, có lá ở ngọn. Lá mọc so le hoặc 3 cái
một, khi rụng để lại những sẹo sít nhau hình bán cầu; phiến lá dài 9-10cm, rộng 4-5cm, nhạt màu ở cả
hai mặt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông hình khiên khi còn non, rồi thì nhẵn, nhưng có những
chấm đen, mép hơi có răng với một chấm tuyến ở mỗi răng. Hoa xếp 1-3 bông ở ngọn dài 15-30cm, ở
gốc mỗi bông có hoa cái mọc thưa, ở ngọn có hoa đực mọc dầy. Hoa đực có 14-15 nhị; hoa cái với bầu
có 6 núm nhuỵ. Quả nang, hình trứng ngược, cao 9mm, rộng 7-8mm. Hạt hình trứng, lồi hai mặt, màu
nâu, hơi bóng (ảnh số 151).

Bộ phận dùng cây cù đèn

Vỏ, rễ, lá, quả, hạt - Cortex, Radix, Folium, Fructus et Semen Crotonis
Oblongifolii.

Nơi sống và thu hái cây cù đèn

Cây của Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang phổ biến ở nhiều nơi. Cũng
thường được trồng. Có thể thu hái rễ, vỏ và lá quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

 

Noi bán:râu ngô  tphcm

Thành phần hoá học cây cù đèn

Hạt chứa một chất dầu béo tương tự như dầu hạt Ba đậu.

Cù đèn trị đau lưng, nhức xương thấp,cảm mạo, đau bụng

Hình ảnh:cù dền

Tính vị, tác dụng cây cù đèn

Rễ Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt
thuỷ, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt sự tê đau. Lá Cù đèn có tính kháng sinh, sát
trùng. Vỏ, rễ, quả và hạt đều có tính xổ. Vỏ và rễ gây chuyển hoá. Hạt và dầu hạt có tính tẩy mạnh và
xem như là có độc.

 

địa chỉ:phân phối củ tam thất  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp cây cù đèn

Rễ được dùng chữa đau lưng, nhức xương thấp, bốn mùa
cảm mạo, đau bụng. Gỗ có khi được dùng thay rễ. Là dùng đắp chữa rắn rết cắn. Người ta dùng lá Cù
đèn non phối hợp với lá Đại bi, Dầu mè và Tầm gửi nấu nước tắm ghẻ. Buổi sáng, vừa ngủ dậy, lấy
từng nắm lá thuốc đã nấu kỹ chà xát vào các nốt ghẻ. Phối hợp với các loại thuốc khác để nấu nước
chữa bệnh về gan.
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ, quả và hạt làm thuốc trị rắn cắn.
Vỏ dùng đắp ngoài bó trặc và dùng uống trong trị bệnh đau gan.