Củ khỉ chữa sai khớp, gãy xương, nhức đầu, cảm cúm

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Củ khỉ chữa sai khớp, gãy xương, nhức đầu, cảm cúm

Củ khỉ, Vương tùng, Hồng bì núi - Clausena indica (Dalz.) Oliv., thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả củ khỉ 

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ không lông, cao 3-7m, cành non màu tím đỏ, hay đen đen. Lá
kép mọc so le, gồm 5-9 lá chét mọc so le hay mọc đối, mỏng, hơi cứng, hình
trái xoan hay bầu dục, dài 3,5-5cm, rộng 1,7-3cm; gân phụ rất mảnh, 5-7 (10)
cặp; có đốm nâu trên cả hai mặt; mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ;
cuống phụ 4mm. Ngù hoa cao 4cm ở ngọn nhánh, không lông. Hoa có 4 lá
đài, 4 cánh hoa kết hợp màu trắng; nhị 8, 5 dài, 3 ngắn, chỉ nhị dẹp; bầu
không lông. Quả xoan, cao 8mm, khi chín màu đỏ.
Hoa tháng 4-6; quả tháng 9-1.

Bộ phận dùng củ khỉ 

Lá và rễ - Folium et Radix Clausenae Indicae.

Củ khỉ chữa sai khớp, gãy xương, nhức đầu, cảm cúm

Hình ảnh: củ khi

Nơi sống và thu hái củ khỉ 

Cây mọc trên các núi đá vôi ở Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, nhất là ở Thanh Hoá. Thu hái lá, rễ quanh năm, dùng tươi
hay thái nhỏ phơi khô.

Thành phần hoá học củ khỉ 

Toàn cây, nhất là lá và quả chứa tinh dầu 1,2-
2% ở lá tươi, 5% ở lá khô, 6% ở quả khô, mà thành phần chính là isomenthon 51,9% và menthon
42,2%.

Tính vị, tác dụng củ khỉ 

Vị đắng, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu
thũng.

 

Địa chỉ :phân phối thuốc tăm người giao đỏ  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp củ khỉ 

Ta thường dùng Củ khỉ làm thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu,
đau bụng, tê thấp. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc dùng tinh dầu để xoa bóp. Dùng ngoài, lấy lá
giã đắp chữa sai khớp, gãy xương. Lá còn là nguyên liệu cất lấy tinh dầu để chế thuốc xoa.