Cứt ngựa trị nôn ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu

Kết quả: 4.0/5 - (2 phiếu)

Cứt ngựa trị nôn ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu

Cứt ngựa, Hoắc hương núi - Teucrium viscidum Blume., thuộc loại Hoa môi - Laminaceae.

Mô tả cứt ngựa

Cây thảo sống nhiều năm có chồi cao 30-70 cm, có khi hoá gỗ ở gốc, phân nhánh ít
hay nhiều. Lá có phiến mỏng hình trứng dài 3-10cm, rộng 1,5-4,5cm, mép
khía răng cưa, cuống ngắn. Cụm hoa dạng chùm đơn hay chuỳ cao 5-8cm,
ở ngọn và ở nách lá, gồm những vòng 2 hoa; lá bắc hình mũi mác. Hoa có
cuống; đài hình ống phủ lông dài; tràng màu hồng có ống ngắn, gần như
không thò ra, có lông, phiến chỉ có một môi 5 thuỳ; 4 nhị, 2 trội; vòi dài
chẻ đôi. Quả bế tù, hình trái xoan.
Ra hoa vào mùa hè (tháng 3-4).

 

địa chỉ bán quả bồ kết  tại tphcm

Bộ phận dùng cứt ngựa

Toàn cây - Herba Teucrii Viscidi; ở Trung Quốc
người ta gọi là Huyết kiến sầu.

Cứt ngựa trị nôn ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu

Nơi sống và thu hái cứt ngựa

Cây mọc hoang ở Hà Nội, Nam Hà, Ninh
Bình qua Thừa Thiên tới Phú Yên. Thu hái toàn cây, rửa sạch dùng tươi
hay phơi khô, bó lại dùng dần.

Tính vị, tác dụng cứt ngựa

Vị đắng, cay, tính mát, có tác cầm máu, tiêu
phù, giải độc, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp cứt ngựa

Thường dùng trị 1. Nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa phân
đen; 2. Đau bụng kinh; 3. Chó dại cắn; 4. Đụng giập, ổ tụ máu, vết thương chảy máu, cụm nhọt, rắn
cắn, đau thấp khớp. Liều dùng 20-40g, dạng thuốc sắc. Bên ngoài dùng cây tươi giã đắp tại chỗ hay
nấu nước rửa.
Đơn thuốc:
1. Đòn ngã tổn thương: Cây cứt ngựa, Húng quế, Rau má lông, Nghệ đen, mỗi vị 9g, sắc
uống.
2. Khí thũng phổi, nôn ra máu, chảy máu cam: Cây Cứt ngựa tươi 30-60g, đường đỏ 30g, đun
sôi uống.

Cứt ngựa trị nôn ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu