Đa lông trị cảm cúm, cảm sốt, tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp

Kết quả: 3.9/5 - (7 phiếu)

Đa lông trị cảm cúm, cảm sốt, tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp

Ða lông, Ða hạch, Sung nhân - Ficus drupacea Thunb (F. pilosa Reinw ex Blume), thuộc họ
Dâu tằm -Moraceae.

Mô tả đa lông

Cây gỗ cao 15m hay hơn. Cành nhánh to, lúc đầu có lông mềm dài, sau nhẵn. Lá hình
trái xoan hay bầu dục, tròn ở gốc, dài 5-12 cm, rộng 3,5-6cm, lúc non có lông hoe, sau nhẵn; gân gốc
3, các gân bên cũng to bằng các gân phụ (8-11 đôi) hơi trải ra; cuống lá dài 7-15mm; lá kèm dài 1cm,
phủ lông tơ dày đặc và vàng. Cụm hoa sung trên các nhánh mang lá, đơn độc hay xếp thành đôi ở nách
lá, hình trứng, dài 15-17mm, rộng 15mm.

Bộ phận dùng đa lông

Vỏ cây, tua rễ - Cortex Radix Adventiva Fici Drupaceae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Mianma, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Niu Ghinê,
Ôxtrâylia. Ở nước ta gặp mọc hoang ở rừng núi và cũng được trồng ở Hoà Bình, Hà Nội, Nam Hà,
Quảng Trị, Sông Bé, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang. Thu hái vỏ và tua rễ
quanh năm.

 

mua thang thuốc amakong  ở đâu tại tphcm

Tính vị, tác dụng đa lông

Vị nhạt, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và làm ra mồ hôi.

Đa lông trị cảm cúm, cảm sốt, tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp

Hình ảnh: đa lông

Công dụng, chỉ định và phối hợp đa lông

Tua rễ (cả vỏ lẫn lõi) được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ
gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng.

Liều cao có tác dụng mạnh; dạng bột có tác dụng hơn dạng nước sắc.
Vỏ cây dùng trị đau bao tử, thường dùng sao vàng, sắc nước uống.
Ðơn thuốc:
1. Cảm cúm, cảm sốt: Dùng 12-20g lá Ða lông hay tua rễ Ða sắc uống.
2. Tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trắp: Dùng tua rễ Ða 20g, Rau dừa nước và Tỳ giải đều
15, sắc uống.

Đa lông trị cảm cúm, cảm sốt, tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp