Đậu biếc trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da

Kết quả: 2.8/5 - (4 phiếu)

Đậu biếc trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da

Ðậu biếc - Clitoria ternatea L., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả đậu biếc

Cây thảo leo. Thân và cành mảnh có lông. Lá kép lông chim lẻ, có 5-7 lá chét hình trái
xoan, có lông rải rác ở cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ hoặc trắng, mọc đơn độc ở nách lá; đài hình ống;
cánh cờ có viền giữa màu da cam; nhị 10, xếp 2 bó; bầu có lông. Quả màu hung có lông, hình dải; hạt
5-10, hình thận dẹt, có những chấm màu lục và màu đen.
Cây ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Rễ, hạt và lá - Radix, Semen et Folium Clitoriae Ternatae.

Nơi sống và thu hái đậu biếc

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng ở các vườn gia đình
để làm cảnh và lấy quả. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học đậu biếc

Hạt chứa một chất dầu cố định và một chất nhựa đắng.
Hạt và vỏ rễ cũng đều chứa tanin. Lá chứa  -lactose, aparajitin. Thứ có hoa xanh và hoa trắng
đều chứa một este và một chất nhựa glycosid. Hạt chứa các acid amin như
leucin, isoleucin, valin, adenin, glycin, arginin, acid glutamic, acid aspartic và
tyrosin.

Đậu biếc trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da

Hình ảnh: đậu biếc

Tính vị, tác dụng đậu biếc 

Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận
tràng, gây xổ, làm dịu và săn da. Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng. Hạt xổ và
khai vị. Lá tiêu viêm, giảm đau.

 

mua hạt đười ươi  ở đâu tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đậu biếc 

Rễ dùng giải nhiệt, chữa bệnh ỉa
chảy của trẻ em. Ở Inđônêxia, dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở
ngoài da. Hạt thường dùng làm thuốc khai vị. Ở Philippin, người ta nghiền hạt
và trộn với bitartrat kalium liều gấp đôi sẽ gây xổ có hiệu quả nhanh và đảm
bảo vô hại. Lá dùng đắp chữa rò, mụn mủ, bướu. Dịch lá dùng chữa viêm
mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây trị nọc rắn cắn.