Đậu dại trị cảm lạnh, ho, viêm đường hô hấp, sốt

Kết quả: 4.0/5 - (3 phiếu)

Đậu dại trị cảm lạnh, ho, viêm đường hô hấp, sốt

Ðậu dại - Eriosema chinense Vogel, thuộc họ Ðậu - Fabaceae

Mô tả đậu dại

Cây thảo cao 15-50cm. Rễ phình thành củ, dạng con thoi. Nhánh mọc đứng có lông
màu hung đỏ. Lá có một lá chét thuôn dài, dài 2,5-6cm, rộng 1-2cm, tù ở gốc, hơi nhọn mũi ở đầu, có
lông mềm ở mặt trên và có lông rậm màu trăng trắng ở mặt dưới; gân phụ 5- 7 đôi, hướng lên; cuống lá
có lông cứng, dài 2mm; lá kèm dạng sợi. Cụm hoa chùm ngắn, 6-10mm ở nách lá, có 1-3 hoa hầu như
không có cuống; đài hình chuông có lông, với 5 thuỳ rời; các cánh hoa màu vàng; nhị 2 bó; bầu 2
noãn, có lông màu trắng. Quả đậu có lông rậm, màu hung đỏ, hình trái xoan bầu dục, chứa hai hạt màu
đen, hình thận, gần như hình móng ngựa.
Ra hoa vào tháng 5.
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Eriosemae Chinensis.

Nơi sống và thu hái đậu dại

Loài phân bố ở nhiều nước Ðông Nam á và Trung Quốc. Ở nước ta, cây
mọc hoang, thông thường ở các rừng thưa, rừng thông, các savan, và cả dọc đường đi, trên đất cát từ
vùng thấp tới vùng cao 1500m. Thu lượm củ vào đầu mùa xuân, cuối mùa thu, rửa sạch, thái miếng,
phơi khô.

Đậu dại trị cảm lạnh, ho, viêm đường hô hấp, sốt

Hình ảnh: đậu dại

Tính vị, tác dụng đậu dại

Củ có vị ngọt, hơi se, tính bình, có tác dụng làm mát phổi, hoá đờm, sinh
tân dịch, khỏi khát, mát máu, tiêu sưng.

 

cung cấp bạch hoa xà thiệt thảo  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đậu dại

Thường dùng trị 1. Ho gió có đờm hoặc ho khan, viêm
đường hô hấp trên, phát sốt bồn chồn, khát nước; 2. áp xe phổi; 3. Lỵ. Liều dùng 15-30g dạng thuốc
sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương,
dao chém gây thương tích. Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Ðậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em
sau khi lên sởi bị suy nhược.
Ðơn thuốc:
1. Cảm lạnh, ho, viêm đường hô hấp trên, sốt: Ðậu dại, Thạch cao, mỗi vị 30g, sắc uống.
2. Lỵ: Ðậu dại, Hoa cây Gạo mỗi vị 15g nấu với thịt lợn nạc mà ăn.