Đậu răng ngựa chữa đái khó,thức tỉnh người say rượu, dùng để ăn

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Đậu răng ngựa chữa đái khó,thức tỉnh người say rượu, dùng để ăn

Ðậu răng ngựa - Vicia faba L., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả đậu răng ngựa

Cây thảo hàng năm, thân rỗng mọc đứng, cao 0,6-1m hay hơn, có cạnh khá rõ, không
phân nhánh, rất ít tua cuốn. Lá chét 2-6, xoan, dài 4-8 cm, rộng 2,5-4cm, màu lục mốc. Hoa trắng viền
tím sẫm. Quả đậu nạc chứa những hạt dẹp to có vỏ hạt dày. Hạt non màu xanh nhạt, mềm, có vị ngọt.
Hạt già rất cứng, màu xanh nâu.
Bộ phận dùng: Hạt, củ và chồi lá - Semen, Radix et Gemma Viciae.

 

bán buôn củ tam thất  tại tphcm

Nơi sống và thu hái đậu răng ngựa

Nguồn gốc ở miền nam biển Caspienne và Bắc Phi, được trồng ở châu
Âu từ thời Tiền sử, sau đó di thực vào Trung Quốc khoảng 100 năm trước Công nguyên, rồi truyền
sang Nhật Bản và một số vùng cao ở bán đảo Ðông Dương. Ngày nay ta không biết mẫu cây hoang dại
nữa. Cây ưa mọc ở đất thịt phì nhiêu, tương đối chịu chua, ít chịu hạn, thường trồng làm đầu vụ đông
xuân ở vùng cao của nước ta. Gieo hạt vào đầu mùa xuân; tháng 4-5, hái đậu non, tháng 6 hái đậu già.

Thành phần hoá học đậu răng ngựa

Hạt chứa arsenic với tỷ lệ 0,02mg%, tro cây chứa 0,304% PbO, quả
chứa l-tyrosin, l-dioxyphenylalanine, convicine, vicine. Củ tươi chứa acid glyceric, vicin và acid
pipecolic.

Đậu răng ngựa chữa đái khó,thức tỉnh người say rượu, dùng để ăn

Hình ảnh

Tính vị, tác dụng đậu răng ngựa

Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc; có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu
thũng.

 

cung cấp râu ngô  ở tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đậu răng ngựa 

Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương
một số món canh loại nước.

Hạt luộc chín, chiết bỏ nước hoặc rang để khử chất độc dùng để ăn, làm tương. Ở Ấn Độ, chồi
của cây được sử dụng có hiệu quả trong việc thức tỉnh người say rượu khỏi trạng thái sững sờ; củ tươi
dùng chữa đái khó và chữa bệnh thuộc chức năng gan.

Đậu răng ngựa chữa đái khó,thức tỉnh người say rượu, dùng để ăn