Dây không lá có tác dụng khu phong, chống ho, làm long đờm

Kết quả: 2.5/5 - (4 phiếu)

Dây không lá, Tiết căn - Sarcostemma acidum (Roxb.), Voigt (S. brevistigma Wight et Arn.), thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae. 

Mô  tả cây Dây không lá:

  • Cây nhỏ, có  thân phân đốt  to bằng cái  lông ngỗng, không có  lá, với các cành  thòng xuống hay trườn.
  • Hoa trăng trắng, khá nhiều, thành tán, thường ở ngọn, dài 2,5-4cm. Hoa nhỏ, cuống mảnh dài 1cm, đài nhỏ, tràng rộng 8mm, trục nhị nhuỵ thành khối to giữa hoa.
  • Quả đại dài 12-13cm, rộng 8mm, đầu nhọn, hạt dẹp, hình trái xoan, có lông màu trắng, mảnh, dài. 
  • Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sarcostemmae Acidi, ở Trung Quốc gọi là Nhục san hô. 
Dây không lá có tác dụng khu phong, chống ho, làm long đờm
Dây không lá có tác dụng khu phong, chống ho, làm long đờm

Nơi sống và thu hái cây Dây không lá :

  • Chỉ gặp ở vùng duyên hải khô, từ Ninh Bình tới Khánh Hoà, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang. Còn phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. 
  • Tính  vị,  tác  dụng: Vị  đắng,  tính mát,  hơi  độc,  có  tác  dụng  khu  phong,  chống  ho,  làm  long đờm, tán ứ, gây nôn, hoạt huyết, thông kinh; còn có tác dụng diệt côn trùng. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Người  ta thường đem cây này rải  lên các cây mía ở đồng mía để đuổi kiến. 
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng nhựa mủ của cây làm nước uống gây say nhưng giải khát cho khách bộ hành. Thân khô dùng làm thuốc gây nôn. 
  • Ở Trung Quốc, người  ta sử dụng  làm thuốc  thu liễm ngừng ho và  thuốc gây  tiết sữa.
  • Ở Hải Nam  dùng  chữa  dao  chém  thương  tích,  chân  tay  tê  liệt,  phong  thấp,  hen  suyễn,  rắn  cắn  và  bó  gãy xương. 
 

Dây không lá có tác dụng khu phong, chống ho, làm long đờm