Dớn đen dùng chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm gan truyền nhiễm

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Dớn đen, Vót, Tóc thần lá quạt - Adiantum flabellulatum L., thuộc họ Tóc thần - Adiantaceae. 

Mô tả cây Dớn đen :

  • Dương xỉ sống lâu năm, thân rễ mọc nghiêng hay mọc đứng cao 20-50cm, có vẩy.
  • Lá có cuống đen bóng, dài 20-30cm, to 1-2mm, có vẩy nâu ở gốc, phiến hình quạt và như lưỡng phân 4-5 ; các thuỳ bậc nhất dài 3-12cm, mang các thuỳ bậc ba dày, cứng, các thuỳ này ở phía dưới có gốc cân, các  thuỳ ở phía  trên có gốc không cân xứng, đầu  tròn, dài 0,5-1,5cm.
  • Ổ  túi bào  tử  tròn dài dọc theo mép trên và mép dài của thuỳ lá chét. 
  • Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Adianti Flabellulati 
Dớn đen dùng chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm gan truyền nhiễm
Dớn đen dùng chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm gan truyền nhiễm

Nơi sống và thu hái cây Dớn đen :

  • Cây thường gặp trong làng, ven suối, trong rừng ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc nước ta qua Quảng Trị, Quảng Nam-Đà Nẵng đến Gia Lai, Lâm Đồng. 
  • Tính  vị,  tác  dụng: Dớn  đen  có  vị  nhạt,  tính mát;  có  tác  dụng  thanh nhiệt, lợi thấp, làm tan máu ứ, tiêu sưng. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Dùng chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm gan truyền  nhiễm,  đi  lỵ,  đái  ra  sỏi,  đơn độc  sưng  tấy. Liều  dùng  40-80g  cây khô, sắc uống. Dùng ngoài lấy lá tươi đắp trị chữa đơn độc sưng tấy.
 
Dớn đen dùng chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm gan truyền nhiễm