Đơn lộc ớt trị giun sán, tẩy giun, mày đay

Kết quả: 2.8/5 - (4 phiếu)

Đơn lộc ớt trị giun sán, tẩy giun, mày đay

Đơn lộc ớt, Đơn nem, Rau chua chát - Maesa indica Wall ex DG., thuộc họ Đơn nem -
Myrsinaceae.

Mô tả đơn lộc ớt

Cây nhỡ cao 1-3m, trừ các nhánh non và các cụm hoa có lông mềm; thân mảnh, hơi
khía theo chiều dọc, có lỗ bì. Lá mọc so le, hình bầu dục rộng nhiều hay ít hoặc hình trái xoan mũi
mác, dạng góc hay gần tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, màu vàng vàng hay xanh ôliu ở mặt trên, có
màu sáng hơn ở mặt dưới, dai, mép có răng to, dài 8-15cm, rộng 5,5-11cm; cuống lá có rãnh ở trên, dài
1-2cm. Hoa nhỏ màu trắng, họp thành chùm đơn hay phân nhánh ở 1/3 trên. Quả tròn, đường kính
khoảng 3mm, nhẵn bóng hay có vài đường dọc không rõ lắm, vỏ quả cứng, rất mỏng; hạt nhiều, có
góc, dài 0,6mm.
Hoa tháng 1-2, quả tháng 10.

Bộ phận dùng đơn lộc ớt

Quả, rễ và lá - Fructus, Radix et Folium Maesae Indicae. Có thể dùng toàn
cây.

 

bán buôn củ ba kích  tại tphcm

Nơi sống và thu hái đơn lộc ớt

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở
nước ta, thường gặp mọc ở ven suối, ven rừng, nơi ẩm từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội tới Thừa Thiên
- Huế.

Thành phần hoá học đơn lộc ớt

Trong lá và ngọn lá có 82,6% nước, 3,1% protein, 10,1% carbohydrat,
2,8% xơ, 1,4% tro; còn có 1,6mg% caroten, 45mg% vitamin C.

Đơn lộc ớt trị giun sán, tẩy giun, mày đay

Hình ảnh: đơn lộc ớt

Tính vị, tác dụng đơn lộc ớt

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Lá và hạt có tác dụng
trừ giun, sát trùng.

 

cung cấp bạch tật lê  ở tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp đơn lộc ớt

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ấn Độ, người ta lấy
lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh. Lá non được dùng để ăn gỏi và
gỏi nem. Ở nước ta, cành lá dùng làm thuốc tẩy giun, sát trùng vết thương và duốc cá. Ở Ấn Độ, người
ta dùng quả làm thuốc tẩy giun, còn lá cũng dùng để duốc cá. Để trừ giun sán có thể lấy lá nấu canh ăn
3-4 bữa thì giun ra. Để trục giun kim dùng một nắm độ 50g lá non giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước
cốt uống vào lúc đói sáng sớm, hoặc dùng nước cốt thụt vào hậu môn lúc chập tối thì giun sẽ bò ra.
Còn dùng chữa nổi mẩn ngứa, mày đay; lấy lá tươi non giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt uống,
còn bã thì xoa xát chỗ ngứa. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị giang mai.
Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây trị viêm gan hoàng ĐẢN cấp tính, còn lá dùng giã nát
đắp mụn nhọt.