Dong rừng dùng chữa rắn cắn và giải rượu

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Dong rừng, Lá dong - Phrynium placentarium (Lour.) Merr. (P. parviflorum Roxb.), thuộc họ Dong -Marantaceae. 

Mô tả cây Dong rừng :

  • Cây thảo, cao 1-2m.
  • Lá hình mũi mác thuôn hay hình trái xoan-mũi mác, dài 35-50cm, rộng 12-20cm, gốc tù, đầu nhọn, nhẵn cả hai mặt; cuống dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn.
  • Cụm hoa hình đầu tròn không cuống, mọc trên bẹ lá, rất nhiều hoa màu trắng.
  • Lá bắc thuôn, hơi có gai; 3 lá đài hình dải; tràng dài hơn đài, các thuỳ thuôn, nhọn; các nhị lép có dạng môi hoặc bản màu trắng; nhị sinh sản có thuỳ dạng  cánh  hình  xoan  ngược;  bầu  có  lông.
  • Quả  hình  trứng  thuôn,  dài  1cm,  chứa một  hạt  thuôn,  dài 8mm, màu hồng. 
  • Ra hoa vào mùa hè và mùa thu. 
  • Bộ phận dùng: Lá - Folium Phrynii Placentarii. 
Dong rừng dùng chữa rắn cắn và giải rượu
Dong rừng dùng chữa rắn cắn và giải rượu

Nơi sống và thu hái cây Dong rừng :

  • Cây mọc hoang trong các rừng ẩm, dưới bóng các loài cây khác đến độ cao 1000m; cũng thường được trồng.
  • Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. 
  • Tính vị, tác dụng: Lá có tác dụng giải độc. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Ta thường dùng lá để gói các loại bánh, nhất là báng chưng, bánh tét.
  • Lá có thể dùng giã rượu khi bị say. Cũng dùng chữa rắn cắn, dùng riêng hay phối hợp với lá sắn dây. 
  • Dùng lá làm nút đậy chai đựng rượu thì rượu bị mất mùi.
  • Lá non cũng dùng để chế giấm. Liều dùng 100-200g giã nát, lấy nước uống, bã đắp.
 
Dong rừng dùng chữa rắn cắn và giải rượu