Dưa núi có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Dưa núi hay Bát bát trâu - Trichosanthes cucumerina L., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. 

Mô tả cây Dưa núi :

  • Dây leo có nhánh mịn, có ít lông hay không lông.
  • Lá tròn hay hình thận, lõm sâu hình tim ở gốc, có lông ở mặt trên, có lông nhiều ở mặt dưới, dài 7-10cm, rộng 8-12cm, có 5 thuỳ nhọn hay tròn, có răng lượn sóng, cuống dài 2-7cm, vòi chẻ 2-3 nhánh.
  • Hoa màu trắng cùng gốc; hoạ đực xếp 8-12 cái thành cụm hoa mảnh, dài 10-15, hoa cái đơn độc với cánh hoa có rìa, và bầu thuôn.
  • Quả hình trái xoan hay hình trứng, dài 5-6cm, màu xanh trắng có sọc xanh sậm, thịt quả màu đỏ chứa 10-20 hạt. 
  • Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Trichosanthis Cucumerinae. 

Nơi  sống và  thu hái cây Dưa núi :

  • Cây của vùng Ấn Độ-Malaixia,  thường gặp  trên các đất hoang và  lùm bụi một số nơi ở miền Nam nước ta từ Đồng Nai tới An Giang.
  • Có thể thu hái dây lá quanh năm. 
  • Thành phần hoá học: Hạt chứa chất béo, trong đó có nhiều acid béo. 
  • Tính vị, tác dụng: Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt.
  • Quả có vị rất đắng,  tính mát, có tác dụng nhuận tràng,  lợi tiêu hoá.
  • Hạt hạ sốt,  trị giun. Dịch  lá gây nôn, dịch rễ gây xổ. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Quả được dùng để ăn, người ta thích ăn dù rằng rất đắng, nó là thuốc bổ đắng, dùng ăn dễ tiêu hoá. Toàn cây được dùng trị nhọt và trị giun. 
  • Ở Ấn Độ,  thân và  lá  thường được dùng sắc uống chữa rối  loạn mật, chữa bệnh ngoài  da và cũng dùng điều kinh. Để trị sốt rét người ta hãm cách đêm 10g dây với 10 g hạt mùi và sáng hôm sau thêm mật ong - uống sáng một nửa, chiều một nửa. Hạt được dùng trị rối loạn ở dạ dày. 
  • Ở Malaixia, người ta cũng dùng hạt trị rối loạn về tiêu hoá, hạ nhiệt và trừ giun, lại dùng các chồi non và quả khô hãm uống giúp khai vị, hoặc sắc uống với đường dùng kích thích tiêu hoá.
 
Tham khảo thêm

Dưa núi có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá