Đuôi trâu, Chu mè, Sống rắn Trung Quốc trị rắn cắn, bệnh ngoài da

Kết quả: 2.7/5 - (3 phiếu)

Đuôi trâu, Chu mè, Sống rắn Trung Quốc trị rắn cắn, bệnh ngoài da

Đuôi trâu, Chu mè, Sống rắn Trung Quốc - Albizia chinensis (Osbeek) Merr, thuộc họ Đậu -
Fabaceae.

Mô tả đuôi trâu

Cây gỗ lớn cao 6m đến 30m; thân to đến hơn 1m; nhánh non có lông hoe. Lá kép lông
chim 2 lần; lá kèm hình tim, cao 10-15mm; cuống chung dài 20cm; lá chét bậc hai (10-) 20-30 đôi,
mọc đối, không cuống, dài 8-10mm, rộng 2-2,5mm, không cân xứng, hình thuôn mũi dùi, hơi có lông
mềm trên cả hai mặt. Chuỳ hoa cao 10-20cm, có lông vàng, cuống hoa xếp thành bó 3-4 cái, thường có
lá kèm có tai dài 1-3cm bao ở gốc, mang đầu hoa gồm 10-20 hoa không cuống. Quả đậu thuôn, dài 12-
15cm, rộng 1,7-2cm, chứa 8-10 hạt hình bầu dục, nâu, dẹp, có kích thước 7x4,5x0,5-1mm.
Hoa tháng 4

Bộ phận dùng đuôi trâu

Vỏ - Cortex Albiziae Chinensis

Đuôi trâu, Chu mè, Sống rắn Trung Quốc trị rắn cắn, bệnh ngoài da

Hình ảnh: đuôi trâu

Nơi sống và thu hái đuôi trâu

Loài của á châu nhiệt đới và á nhiệt đới: Ấn Độ, Xri lanca, Mianma,
Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và Inđônêxia (Java). Ởnước ta, cây thường mọc ở
trong các rừng thường xanh và rụng lá, các savan, và dọc các bờ sông suối, giữa cao độ 200 và 1700m.
Cũng có khi được trồng như cây che bóng trong các đồn điền cà phê và chè.

Thành phần hoá học đuôi trâu

Có gôm, saponin

Công dụng, chỉ định và phối hợp đuôi trâu

Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và
dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn. Ở Ấn Độ, người ta dùng nước sắc của vỏ
làm nước rửa vết cắt, ghẻ ngứa và bệnh ngoài da. Cây được dùng làm thuốc duốc cá.

Đuôi trâu, Chu mè, Sống rắn Trung Quốc trị rắn cắn, bệnh ngoài da