Hàm ếch trị đường tiết niệu, sỏi, viêm thận, viêm bạch huyết

Kết quả: 3.5/5 - (2 phiếu)

 

Hàm ếch trị đường tiết niệu, sỏi, viêm thận, viêm bạch huyết

Hàm ếch, Trầu nước - Saururus chinensis (Lour.), Baill., thuộc họ Lá giấp - Saururaceae.

Mô tả hàm ếch

Cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30-80cm.
Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu
nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, có 5 gân, tù gốc; cuống
lá dài 3-6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3-6cm,
thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1-3 lá màu trắng ở
ngọn kèm theo bông hoa. Quả nang hình cầu; hạt hình trứng, nhọn đều.
Hoa tháng 4-8, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng hàm ếch

Toàn cây - Herba Saururi Chinensis, thường gọi là
Tam bạch thảo

 

phân phối hạt hạnh nhân  tại tphcm

Nơi sống và thu hái hàm ếch

Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven
suối ở rừng. Thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào
mùa hè thu; dùng tươi hay phơi khô.

Hàm ếch trị đường tiết niệu, sỏi, viêm thận, viêm bạch huyết
Hình ảnh:Hàm ếch trị đường tiết niệu, sỏi, viêm thận, viêm bạch huyết

 

Thành phần hóa học hàm ếch

Trong cây có dầu, trong đó có các chất chủ yếu methyl-n-nonylketone,
myristicin; còn có quercetin, quercitrin, avicularin, hyperoside, rutin.

Tính vị, tác dụng hàm ếch

Vị ngọt, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng.

 

cung cấp bột cam thảo  ở tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp hàm ếch

Thường dùng trị 1. Bệnh về đường tiết niệu, sởi, viêm thận
phù thũng; 2. Bạch đới quá nhiều; 3. Viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết; 4. Thấp khớp tạng
khớp; 5. Ung thư gan. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, viêm vú,
eczema, rắn cắn. Giã cây tươi đắp tại chỗ.

 

Hàm ếch trị đường tiết niệu, sỏi, viêm thận, viêm bạch huyết