Hàm xì chữa sưng tấy, lở loét, tê thấp

Kết quả: 4.0/5 - (3 phiếu)

 

Hàm xì chữa sưng tấy, lở loét, tê thấp

Hàm xì, Niễng cái, Tóp mỡ lá to - Flemingia macrophylla (Willd.) Merr. (Moghania
macrophylla (Willd.), Kuntze), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả hàm xì

Cây nhỏ cao 1-2m, thân tròn ở gốc, có 3 cạnh ở trên, các phần non có lông hoe dầy. Lá
kép có 3 lá chét hình mũi mác, dài 10-14cm, bởi có lông mịn trên các đường gân ở cả hai mặt lá; lá
kèm dài 15mm. Cụm hoa chùm dày, có lông vàng; lá bắc 9mm; hoa đỏ hay tím, dài 7-8mm. Quả dài
10-15mm, có ít lông; hạt đen, hình cầu 2mm.
Ra hoa kết quả từ tháng 5-10.

quả óc chó  hcm

 

Bộ phận dùng hàm xì

Rễ, lá - Radix et Folium Flemingiae.

Hàm xì chữa sưng tấy, lở loét, tê thấp
Hình ảnh: hàm xì

 

Nơi sống và thu hái hàm xì

Cây mọc trên đồng cỏ, savan già, rừng thưa ở nhiều nơi khắp nước ta từ
Lạng Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá
thu hái quanh năm, dùng tươi.

phân phối câu kỉ tử  tại tphcm

Thành phần hóa học hàm xì

Có flemingin, flemingin vô định hình và homoflemingin.

Tính vị, tác dụng hàm xì

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình; có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư
cân hoạt lạc. Lá có tác dụng tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp hàm xì

Ta thường dùng lá giã đắp chữa sưng tấy, lở loét; dùng
ngoài không kể liều lượng. Rễ dùng ngâm rượu hoặc sắc uống chữa tê thấp; ngày dùng 10-15g.

Ở Trung Quốc, Hàm xì dùng chữa: 1. Thấp khớp đau nhức xương, đau lưng; 2. Sưng phù tay
chân; 3. Ho mạn tính; 4. Đòn ngã tổn thương. Dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.
Ở Ấn Độ, rễ được dùng đắp ngoài làm thuốc tiêu sưng, chủ yếu là ở cổ.