Hổ bì dùng ăn với cau, trị sốt rét
Hổ bì dùng ăn với cau, trị sốt rét
Hồ bì - Linociera ramiflora (Roxb.) Wall., thuộc họ Nhài - Oleaceae.
Mô tả hổ bì
- Cây gỗ cao tới 15m; cành có 4 cạnh ở mắt. Lá có phiến bầu dục, dài (6,5-) 10-15 (-30) cm, dài, mặt nhẵn mịn lúc khô; gân phụ 10-12 cặp; cuống 1-1,5cm. Chuỳ hoa ở nách lá, dài 2,5-10cm; hoa trắng vàng; đài cao 1,5mm, tràng cao 2,5-3mm; cánh hoa thon dài, nhị 2. Quả hạch to bằng ngón tay út, hột 1.
- Ra hoa tháng 2-8, quả tháng 3-9.
Bộ phận dùng hổ bì
Nơi sống và thu hái hổ bì
- Cây của Á châu nhiệt đới và Úc châu. Ở nước ta, chỉ gặp ở rừng rậm các tỉnh phía nam từ Quảng Trị tới Lâm Đồng, Đồng Nai và Kiên Giang (đảo Phú Quốc).
Hình ảnh: hổ bì
Thành phần hóa học hổ bì
- vỏ cây chứa tanin.
Tính vị, tác dụng hổ bì
- Vỏ có vị đắng, chát.
Công dụng, chỉ định và phối hợp hổ bì
- ở Campuchia, lá được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không.
- Ở Ấn Độ, vỏ đắng dùng trị sốt rét gián cách
- Ở Trung quốc, vỏ được dùng thuộc da.
Hổ bì dùng ăn với cau, trị sốt rét
Các loại tin khác:
- Địa chỉ mua bán câu kỷ tử tại tphcm
- Thu hải đường không cánh trị viêm nhánh khí quản mạn tính, ho do phổi nóng
- Thu hải đường Handel trị hầu họng sưng đau, thực tích, đòn ngã tổn thương
- Thục quỳ vàng trị đại tiện bị kết, tiểu tiện không lợi, thủy thũng
- Thục quỳ trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới