Hoàng đàn trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Hoàng đàn trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày

Hoàng đàn, Hoàng đàn liễu, Hoàng đàn cành rủ, Ngọc am - Cupressus funebris Endl., thuộc
họ Hoàng đàn -Cupressaceae.

Mô tả hoàng đàn

Cây gỗ lớn cao tới 30m, đường kính 70-80cm. Thân thẳng tròn, dáng hẹp. Tán rậm
rạp, cành nhiều, mảnh, dẹt, rủ xuống. Lá hình vẩy nhọn, lưng có điểm tuyến dọc. Nón quả hình cầu,
đường kính 1-1,2cm, vẩy hạt 4 đôi, một đôi gốc không sinh hạt, chóp vẩy có đầu nhọn; mỗi vẩy mang
5-6 hạt; hạt có cánh nhỏ.
Ra hoa tháng 4, nón chín tháng 5, tháng 6 năm sau.

 

bồ hòn  tphcm

Bộ phận dùng hoàng đàn

Quả, rễ, cành lá, tinh dầu, vỏ cây - Fructus, Radix, Ramulus, Oleum et Cortex Cupressi.

Hoàng đàn trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày

Hình ảnh: hoàng đàn

Nơi sống và thu hái hoàng đàn

Cây gặp rải rác ở độ cao 250m-1500m, thường phân bố ở sườn và đỉnh
núi đá vôi, như ở các dãy núi Cai Kinh (Lạng Sơn), Na Hang (Tuyên Quang), Thạch An (Cao Bằng).
Còn phân bố ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp hoàng đàn

Hoàng đàn là loài cây cho gỗ quý, không bị mối mọt, dùng
trong xây dựng và đóng đồ dùng trong gia đình. Gỗ mục có mùi thơm, dùng làm hương tốt. Rễ và cả
gỗ thân cây dùng để cất tinh dầu; cứ khoảng 150kg cất được 7-8 lít tinh dầu; ở rễ, hàm lượng tinh dầu
cao hơn. Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp chỗ sưng tấy và chữa bệnh ngoài da, sai khớp xương, bôi
vết thương chóng lành. Vỏ cây nấu cao chữa đau bụng.

Ở Trung Quốc, người ta dùng quả trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày và thổ huyết; rễ trị đòn
ngã tổn thương và lá dùng trị bỏng. Rễ, thân, cành, lá đều có thể cất lấy tinh dầu.

Hoàng đàn trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày