Hợp hoan thơm chữa bệnh phong hủi, loét ngoan cố, ho

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Hợp hoan thơm chữa bệnh phong hủi, loét ngoan cố, ho

Hợp hoan thơm, Xúa - Albiza odoratissima (L.f.) Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả hợp hoan thơm

  • Cây gỗ lớn cao 5-15m (đến 40m), nhánh không lông. Lá kép có cuống chung dài 20cm; lá chét 3-8 cặp, lá chét bậc hai 5-10 cặp, xoan, dài 10-32cm, rộng 6-12, không cân xứng, không lông hay có lông dày. Chuỳ hoa dài 20cm; hoa đầu hình bán cầu; dài 6mm; cánh hoa màu vàng; nhị 20.
  • Quả nhẵn, mỏng, tù hai đầu, dài 5-10cm, rộng 2,5-3,2cm, màu lá cọ, có 8-12 hạt to 8x6mm, vàng xanh.
  • Hoa tháng 5-6, quả tháng 12.

Bộ phận dùng hợp hoan thơm

  • Vỏ và lá - Cortex et Folium Albiziae.

Nơi sống và thu hái hợp hoan thơm

  • Loài của Ấn Độ, XriLanca, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á châu nhiệt đới và cận nhiệt đới (trừ ở bán đảo Mã Lai). Thường gặp trong rừng thường xanh núi cao, trong rừng khô rụng lá đến 1500m từ Lai Châu, Vĩnh Phú đến Ninh Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng tới An Giang (Châu Đốc).

Hợp hoan thơm chữa bệnh phong hủi, loét ngoan cố, ho

Hình ảnh: hợp hoan

Thành phần hóa học hợp hoan thơm

  • Có nhựa gôm màu nâu đen không tan trong nước, thuỷ phân các saponin của hạt, người ta thu được hai acid triterpenic và acid machaerinic, trong hạt còn có một saponin là odoratissimin.

 

Xem địa chỉ: mua cây cỏ ngọt  chỗ nào tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp hợp hoan thơm

  • ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương. Ở Ấn Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố. Lá được dùng sắc với bơ lỏng dùng chữa ho.

Hợp loan thơm chữa bệnh phong hủi, loét ngoan cố, ho