Khế rừng chữa đái vàng, đái dắt, mụn nhọt, phụ hồi sức khỏe

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Khế rừng chữa đái vàng, đái dắt, mụn nhọt, phụ hồi sức khỏe

Khế rừng. Cây cháy nhà, Khế đồng, Cơm xôi - Rourea minor (Gaertn) Leenh. subsp. microphylla (H.et A.) J.E. Vidal (R. microphylla Planch.)., thuộc họ Dây Khế Connaraceae.

Mô tả khế rừng

  • Cây nhỡ phân cành nhiều, không có lông, cao tới 2m.
  • Lá kép lông chim không đều, cuống dài 6-12cm; lá chét (3-5) 11-17, thuôn thon, dài 2-4 (- 6)cm, không cân, mép uốn xuống, cứng, dai, mặt trên bóng, mặt dưới màu lục mốc.
  • Cụm hoa chùm ở nách lá dài 3cm. Hoa màu trắng. Quả đại xanh, to 1,5x0,5cm, Hạt 1, có áo hạt bọc kín xanh xanh; mồng to mềm, trắng.
  • Ra hoa tháng 5-10; có quả tháng 8-2

Bộ phận dùng khế rừng

  • Thân, lá - Caulis et Folium Roureae Minoris

Hình ảnh: khế rừng

Nơi sống và thu hái khế rừng

  • Cây của Nam Trung quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc trên các đồi cây bụi và nơi đất hoang vùng trung du và vùng ven biển từ Quảng ninh cho tới Kiên giang (đảo Phú quốc). Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng khế rừng

  • Thân bổ, lọc máu. Lá lợi tiểu, cầm máu tiêu viêm.

 

Xem: địa điểm bán tinh dầu húng quế tại tphcm

Công dụng khế rừng

  • Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức. Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau 20-30g và Nhân quả giun 10g cùng sắc uống. Lá dùng vò lấy nước uống để điều kinh. Cũng dùng chữa đái vàng, đái dắt, mụn nhọt.
  • Liều dùng 20g sắc uống Dùng ngoài làm thuốc cầm máu; có thể phối hợp với lá Sắn dây, Cỏ lào.
  • Còn dùng giã đắp chữa đinh nhọt ở đầu ngón tay.
  • Ở Trung quốc, người ta sử dụng làm thuốc đắp ngoại khoa
  • Dân gian còn dùng cành lá làm thuốc uống để chống sẩy thai: sắc nước uống mỗi tháng 2 lần hoặc vò lá uống. Dây cũng thường dùng làm dây buộc.