Cỏ đậu hai lá trị cảm mạo,kết mạc, nhọt, rắn cắn

Kết quả: 4.3/5 - (3 phiếu)

Cỏ đậu hai lá, Lưỡng diệp - Zornia cantoniensis Mohlenbrock, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả cỏ đậu hai lá

Cây thảo sống dai có gốc phình dạng củ, phân cành từ gốc.
Cành trải ra nhiều hay ít rồi mọc đứng lên, dạng sợi, nhẵn. Lá có 2 lá chét hình trái xoan thuôn
hay hình dải mũi mác, gốc tròn hay tù, chóp nhọn có mũi lồi ngắn; lá kèm hình mũi mác nhọn. Cụm hoa ở
nách, dạng bông thưa, lá bắc cũng có hình dạng như lá kèm nhưng rộng hơn. Hoa màu vàng; đài chia hai
môi, cánh tràng có cựa; nhị một bó, nhụy gần nhẵn. Quả ngăn vách, thắt lại giữa các đốt, có lông và có
gai hay không.
Ra hoa vào mùa hạ 4-8.

Bộ phận dùng của cọ đậu hai lá

Toàn cây - Herba Zorniae Cantoniensis.

Cỏ đậu hai lá trị cảm mạo,kết mạc, nhọt, rắn cắn

Hình ảnh: Cổ đậu hai lá

Nơi sống và thu hái của cọ đậu hai lá

Cây phân bố rộng ở Trung Quốc, ở Việt Nam và ở Inđônêxia. Ở nước ta,
thường gặp trên các bãi vùng đồng bằng ở nhiều nơi, từ Bắc Thái, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An.. đến
Quảng Nam - Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận... Thu hái cây vào mùa hè và mùa thu. Rửa sạch, dùng
tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng của cỏ đậu hai lá

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu ứ và tiêu thũng.

 

Xem thêm: phân phối rễ cỏ tranh  tại tphcm

Công dụng, chỉ định và phối hợp của đậu hai l

Dùng trị 1. Cảm mạo, viêm kết mạc, viêm họng; 2. Viêm gan,
vàng da; 3. Viêm dạ dày ruột cấp, viêm ruột thừa cấp; 4. Viêm vú cấp; 5. Trẻ em cam tích và suy dinh
dưỡng. Liều dùng 15-30g. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp trị đòn ngã tổn thương, nhọt, viêm mủ da và
rắn độc cắn. Dùng rễ đốt thành than có thể đắp làm tiêu tan ung nhọt, trị đinh độc. Người ta còn dùng cả
cây để làm thuốc chữa chứng sởi.
Ghi chú: Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày

đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh.