Đay dại trị sởi,viêm phổi, phù nhũng

Kết quả: 4.0/5 - (3 phiếu)

Đay dại trị sởi,viêm phổi, phù nhũng

Ðay dại, Bố dại, Bố rừng - Corchorus estuans L., thuộc họ Ðay - Tiliaceae.

Mô tả đay dại

Cây thảo sống lâu năm, phân cành nhánh nhiều; thân đo đỏ; nhánh có hàng lông. Lá
hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh; mép lá khía răng ngắn, nhọn, đôi khi kéo dài thành lông dài, đều
nhau; thường ở phía gốc lá tận cùng bằng hai cái lông rất dài; 3-5 gân gốc; phiến lá nhẵn cả hai mặt;
cuống mảnh; lá kèm dài, mảnh, nhọn đầu và khá dai. Hoa nhỏ bé, xếp hai cái trên một cuống ngắn ở
nách lá, màu vàng. Quả nang hình trụ, áp vào thân, mở thành 3-4 mảnh; hạt rất nhiều, nhẵn.
Ra hoa vào mùa hè, có quả vào mùa đông.

 

công ty bán tỏi đen  tại tphcm

Bộ phận dùng đay dại

Lá - Folium Corchori.

Đay dại trị sởi,viêm phổi, phù nhũng

Hình ảnh: đay dại

Nơi sống và thu hái đay dại

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,
Philippin, Inđônêxia, châu Ðại Dương và các vùng nhiệt đới châu phi. Ở nước ta, Ðay dại thường mọc
phổ biến ở các bãi hoang, ven các đường đi, tới độ cao 1.000m.
Thành phần hoá học: Người ta đã biết trong cây có: nước 72%, Protid 4,2%, lipid 1,35%,
cellulose 3,3%, dẫn xuất không protein 17,2%, khoáng toàn phần 2%.

 

mua rễ cỏ tranh  chỗ nào tại tphcm

Tính vị, tác dụng đay dại

Lá cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nóng, giải cảm nắng. Hạt lợi
tiêu hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp đay dại

Nhân dân thường hái lá về làm thức ăn cho lợn. Vỏ cây cho
một loại sợi dùng để dệt các mặt hàng thô hoặc làm giấy. Người ta thường lấy cả cây giã nát để tắm
cho trẻ em bị bệnh sởi làm cho sởi chóng mọc và làm thuốc đòn ngã. Lá Ðay dại trộn với đường vàng
giã nát đắp lên nhọt để rút mủ. Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do
nó có tác dụng lợi tiểu. Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng.
Ở Ấn Độ, hạt được dùng trong bệnh viêm phổi.